Mật ong hoa nhãn Hưng Yên được cấp nhãn hiệu chứng nhận bảo hộ

Ngày 23/8, UBND tỉnh Hưng Yên đã tổ chức hội nghị công bố nhãn hiệu chứng nhận "Mật ong hoa nhãn Hưng Yên".

Đây là sản phẩm thứ 7 của tỉnh Hưng Yên được cấp giấy chứng nhận bảo hộ (sau tương Bần, nhãn lồng, quất cảnh Văn Giang, gà Đông Tảo, chuối tiêu hồng Khoái Châu, vải lai chín sớm Phù Cừ), nhằm nâng cao giá trị và uy tín của sản vật nổi tiếng trên vùng đất Hưng Yên.

Để duy trì chất lượng và nâng cao giá trị, lợi thế cạnh tranh của mật ong hoa nhãn, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên đã thực hiện dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận mật ong hoa nhãn Hưng Yên. Sau hơn 1 năm triển khai, xây dựng nhãn hiệu, bộ tiêu chí của sản phẩm mật ong hoa nhãn Hưng Yên, ngày 13/6/2016, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã ra Quyết định số 34713/QĐ-SHTT cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu mật ong hoa nhãn Hưng Yên.

Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Phan Ngân Sơn trao quyết định cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu chứng nhận "Mật ong hoa nhãn Hưng Yên" cho đại diện Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Hưng Yên.

Trong quá trình thực hiện, dự án đã tạo lập nhãn hiệu chứng nhận trên cơ sở xây dựng được bộ tiêu chí của sản phẩm làm căn cứ đánh giá, xây dựng hệ thống quản lý nhãn hiệu bao gồm: quy trình cấp và thu hồi quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, quy chế kiểm soát chất lượng sản phẩm, quy chế sử dụng tem nhãn mang nhãn hiệu chứng nhận.

Dự án đã chọn 2 cơ sở ở thành phố Hưng Yên đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn Ong Hưng Yên và cửa hàng Mật ong Mai Cừ.

Mật ong hoa nhãn Hưng Yên đạt tiêu chuẩn chứng nhận nhãn hiệu phải có màu vàng óng, đặc sánh, thơm mùi hoa nhãn, sau khi thu hoạch được bảo quản và cất giữ cẩn thận, để được lâu mà vẫn đảm bảo hương vị ban đầu.

Hiện toàn tỉnh có 3.000 ha nhãn, trên 10.000 đàn ong mật, cho sản lượng 100 tấn mật/năm. Nhằm nâng cao uy tín của sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường, địa phương rất quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mật ong.

Liên Cơ

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top