Lễ hội Đường sách Tết Giáp Thìn 2024, nét đặc sắc riêng của thành phố mang tên Bác

14:20 08/02/2024 - Văn hóa xã hội
Ngày 7/2, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức khai mạc lễ hội Đường sách Tết Giáp Thìn 2024 với chủ đề "Xuân yêu thương - Tết sum vầy". Lễ hội năm nay mang đến cho bạn đọc hơn 65.000 bản sách.

Dự lễ khai mạc có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên.

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc lễ hội Đường sách Tết Giáp Thìn 2024.

Phát biểu khai mạc, ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, lễ hội Đường sách Tết là nơi để người dân và du khách đến tham quan, thưởng ngoạn, đọc sách, trải nghiệm không gian tri thức và tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam.

Năm nay, lễ hội Đường sách Tết Giáp Thìn được tổ chức với nhiều điểm mới, nổi bật. Về quy mô, lễ hội Đường sách Tết Giáp Thìn 2024 có tổng diện tích tổ chức 11.200 m2, tăng hơn 3.000 m2 so với năm 2023; thu hút 30 đơn vị tham gia cùng kiến tạo nhiều không gian văn hóa, nghệ thuật đặc sắc.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên cùng các đại biểu tham quan không gian trưng bày các tác phẩm của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Về nội dung, lễ hội đem đến cho người dân thành phố hơn 65.000 bản sách. Đặc biệt, Lễ hội dành vị trí trang trọng để giới thiệu cho nhân dân thành phố những tác phẩm, tư liệu, hình ảnh độc đáo như các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1954, năm 1964; các tác phẩm của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các tác phẩm kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ và kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; các tác phẩm đạt giải các cuộc thi tuyên truyền về Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù cho Thành phố Hồ Chí Minh…

Ngoài ra, hơn 60 chương trình giao lưu, tương tác, hoạt động vui chơi, trải nghiệm sẽ diễn ra xuyên suốt 8 ngày của lễ hội; trong đó có những hoạt động nổi bật như hoạt động lì xì sách lần đầu tiên được tổ chức tại Lễ hội Đường sách Tết. Hơn 16.000 bản sách sẽ được trao tặng du khách trong ngày khai xuân đầu năm, như lời cảm ơn và lời chúc may mắn, tốt lành của Ban Tổ chức và các đơn vị xuất bản, phát hành gửi đến bạn đọc.

Đồng thời, nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động cộng đồng, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt sẽ được áp dụng tại lễ hội cùng với nhiều không gian số như trải nghiệm thư viện số, triển lãm nghệ thuật tương tác đa giác quan. Du khách cũng sẽ được đọc hơn 500 tư liệu, tác phẩm được trưng bày, triển lãm thông qua mã QR.

Tại lễ khai mạc, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đã trao tặng những quyển sách đầu tiên của chương trình lì xì sách Tết cho 10 công dân trẻ tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2024 là năm thứ 2 lễ hội Đường sách Tết được bố trí tại một trong những tuyến đường đẹp nhất thành phố - Đường Lê Lợi. Qua hơn 10 năm tổ chức, lễ hội là nét đặc sắc riêng và trở thành một sự kiện văn hóa đọc quen thuộc, độc đáo, đặc trưng của thành phố mang tên Bác vào dịp Tết Xuân về. 

Lễ hội Đường sách Tết Giáp Thìn 2024 sẽ phục vụ người dân vui xuân, đón Tết từ 7/2 đến hết ngày 14/2/2024 (nhằm ngày 28 tháng Chạp âm lịch đến Mùng 5 Tết).

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top