Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Lan tỏa năng lượng tích cực bằng những bài ca chống dịch COVID-19

22:21 04/08/2021 - Văn hóa xã hội
Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, mọi tầng lớp nhân dân đồng lòng vì mục tiêu chung. Các văn, nghệ sỹ tại TP Hồ Chí Minh cũng góp phần vào cuộc chiến chống dịch bằng nhiều hành động thiết thực, sáng tạo, thể hiện những sản phẩm tinh thần hấp dẫn nhằm lan tỏa năng lượng tích cực và cổ vũ tinh thần cộng đồng.

Nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn

Mới đây, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh đã phát động Cuộc vận động sáng tác, dàn dựng, phổ biến các tác phẩm văn học, nghệ thuật với chủ đề “Chung một niềm tin chiến thắng”.

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Thanh Thúy, thông qua các hình thức tuyên truyền, quảng bá phong phú, Cuộc vận động này giới thiệu tác phẩm văn học, nghệ thuật có nội dung sâu sắc, giá trị thẩm mỹ cao, đồng thời đóng góp tích cực vào việc phòng, chống dịch COVID-19, góp phần lan tỏa những giá trị cao đẹp đến đông đảo công chúng. Qua đó, kêu gọi toàn dân chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn thách thức trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh; tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và các chính sách, giải pháp hiệu quả của Nhà nước trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Cùng chung mong muốn lan tỏa, cổ vũ tinh thần cùng thành phố vượt qua dịch COVID-19, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, Trung tâm Ca nhạc nhẹ và Nhà hát Kịch TP Hồ Chí Minh đã phối hợp xây dựng kế hoạch thực hiện một loạt tiểu phẩm, chương trình sân khấu đặc biệt về công tác phòng, chống dịch COVID-19. 

Trước mắt, các ê-kíp thực hiện chuỗi tiểu phẩm sân khấu đã hoàn thành gần xong hai tiểu phẩm đầu tiên như vở kịch “Nhớ đời thời COVID” của tác giả Như Quỳnh, đạo diễn Hoàng Tấn và tiểu phẩm cải lương hài “Vững niềm tin chống dịch” của tác giả Phạm Văn Đằng, đạo diễn Linh Trung, với sự góp mặt của Nghệ sỹ Ưu tú Mỹ Hằng, các nghệ sỹ Linh Trung, Nguyễn Văn Hợp và Kim Tiến.  Mỗi tiểu phẩm sân khấu có thời lượng 15 phút, sẽ được phát trên sóng Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh và trang thông tin của Sở Văn hóa và Thể thao thành phố. 

Đạo diễn Phan Quốc Kiệt, Giám đốc Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang cho biết, hầu hết các nghệ sỹ tham gia đều hào hứng, phấn khởi vì được góp công sức trong công tác tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19. Thực hiện vở diễn, các diễn viên tham gia chủ yếu tự tập tại nhà, trao đổi và chỉnh sửa kịch bản online, đến khi ghi hình, các nghệ sỹ chia giờ có mặt, giúp tiểu phẩm hoàn thành tốt mà vẫn tuân thủ đúng quy định về phòng, chống dịch.

Tương tự, hơn 20 nghệ sỹ, ca sỹ như Cẩm Vân, Hà Trần, Thanh Hà, Minh Tuyết, Uyên Linh, Hiền Thục, Ái Phương, Bùi Lan Hương, Hoàng Mỹ An, Tóc Tiên, Quang Dũng, Đình Bảo, Mai Tiến Dũng... đã cùng nhau gửi thông điệp yêu thương đến người dân Thành phố Hồ Chí Minh qua ca khúc “Sống như tia nắng mặt trời”. Ca khúc này được Nhạc sỹ Đình Bảo sáng tác trong thời điểm Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, cuộc sống người dân có phần khó khăn, đảo lộn. 

Nhạc sỹ Đình Bảo cho biết, TP Hồ Chí Minh không chỉ là nơi ghi dấu một thời tuổi trẻ với bao ước mơ, hoài bão của anh mà nơi đây còn chứa đựng một giai đoạn đẹp đẽ nhất trong cuộc đời anh. Nơi này đã nuôi nấng anh với tình thương yêu của biết bao người. Vì vậy, khi sáng tác ca khúc này, anh muốn lan toả tình yêu thương, lòng nhiệt thành và niềm hy vọng đến với mọi người, đặc biệt là người dân Thành phố mang tên Bác trong lúc này.

Hòa chung với âm nhạc hiện đại, các tác giả âm nhạc truyền thống cũng mang những lời ca, tiếng hát bước vào cuộc chiến chống đại dịch. Nhiều tác giả đã đặt lời mới cho những làn điệu dân ca truyền thống nhằm tạo sự gần gũi, góp phần tuyên truyền đẩy lùi dịch COVID-19 như hát chèo “Chiếc khẩu trang nghĩa tình” của nhạc sỹ Hoàng Thị Dư, hát xẩm “Tiêu diệt Corona” của Nguyễn Quang Long, “Thiết tha lời Then chống dịch”, “COVID lịch sử”, “Đẩy lùi COVID đi xa” và “Mười thương chống dịch” của soạn giả Mai Văn Lạng... 

Bên cạnh các sáng tác được thể hiện trên nền tảng trực tuyến, nhiều văn, nghệ sỹ đã có những đêm trình diễn đầy cảm xúc và đáng nhớ trên sân khấu đặc biệt như tại sân của Bệnh viện dã chiến số 3 và số 6 để phục vụ khán giả là hàng trăm y, bác sỹ, nhân viên y tế cùng hàng ngàn bệnh nhân COVID-19 đang điều trị ở đây. Cùng với những giọng hát quen thuộc của đội tình nguyện viên nghệ sỹ như Phương Thanh, Quốc Đại, Đăng Nguyên, Nam Cường... đêm diễn mới đây có sự góp mặt của nghệ sỹ saxophone Trần Mạnh Tuấn.

Dù phải mang khẩu trang nhưng saxophone Trần Mạnh Tuấn vẫn thể hiện trọn vẹn những ca khúc đậm tình yêu quê hương như “Quê hương”, “Về quê”, “Diễm xưa”, “Còn tuổi nào cho em” ...được đội ngũ y bác sỹ, bệnh nhân hưởng ứng.

Theo MC Quỳnh Hoa, Giám đốc Nhà Văn hóa Thanh niên TP Hồ Chí Minh, những chương trình ca nhạc, giải trí trên truyền hình, trên mạng xã hội dù có hoành tráng, hay đến đâu cũng chỉ là chương trình gián tiếp, không khỏa lấp được nỗi buồn, sự cô đơn và trống vắng của các bệnh nhân đang một mình đối mặt, chống chọi với bệnh tật. Những phút thư giãn ngắn ngủi bằng âm nhạc trực tiếp càng ý nghĩa hơn, giúp bệnh nhân có tinh thần vui vẻ, lạc quan, đồng thời tiếp thêm động lực để các y, bác sỹ hoàn thành tốt nhiệm vụ. 

Có thể nói, hình ảnh những nghệ sỹ tình nguyện vì cộng đồng là một hình ảnh đẹp, lan tỏa tinh thần tích cực rất lớn. Không chỉ có nghệ sỹ mà nhiều tình nguyện viên ở mọi ngành nghề, lứa tuổi đã góp sức vì TP Hồ Chí Minh, mong muốn thành phố sớm trở lại cuộc sống bình thường như vốn có.

Theo TTXVN

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top