Khởi nghiệp từ đâu?

“Có công mài sắt có ngày nên kim” – chân lý mà mỗi người cần phải nhớ khi bắt đầu con đường khởi nghiệp của mình.
SINH VIÊN BÁO CHÍ:

“Tập viết”

Suy cho cùng nghề báo vẫn là một trong những nghề công bằng nhất trong xã hội hiện nay. Bởi nghề báo cốt lõi là phải “biết viết”, vì thế cho dù anh có là “con ông cháu cha”, ra trường với “cái ghế” định sẵn mà “không viết” được thì cũng sẽ bị đào thải. Đó là quy luật bất thành văn với nghiệp báo chí mà nhất là với nền báo chí đương đại.

Sinh viên báo chí ngoài việc tiếp thu những lý luận cơ sở nghành thì cần phải chủ động tìm ra con đường khởi nghiệp cho mình. Và con đường đó chính là từ việc viết. Hãy “tập viết”, từ viết nhiều mới đến được chắc tay. Từ chắc tay sẽ biết cách để viết sâu, viết đắt.

Từ việc viết sẽ nảy sinh một loại cảm quan nghề nghiệp. Chẳng hạn công chúng đi xem một bộ phim hay, họ sẽ chỉ nhắc đến sự thành công của bộ phim đó. Nhưng là sinh viên báo chí, chúng ta phải biết phát hiện vấn đề, tìm kiếm đề tài và khai thác đề tài một cách triển để nhất. Vì sao bộ phim đó thành công, nhà sản xuất đã lên kịch bản ra sao, đạo diễn và quay phim là ai, họ đã truyền thông như thế nào?

Đừng ngại! Hãy “lăn xả” tác nghiệp dần đi, Ảnh: TL

Viết ở đâu?

Bắt đầu khởi nghiệp với việc viết nhưng phải tìm cho mình một không gian lao động nghề nghiệp phù hợp thì mới thật sự phát huy được tác dụng. Không ai phủ nhận được sức mạnh của truyền thông xã hội, Facebook có khả năng lan tỏa rất lớn. Song nói cho cùng Facebook chỉ là nơi chúng ta trải lòng chứ không phải nơi để chúng ta được công nhận.

Hãy mạnh dạn cộng tác, cộng tác với tất cả những gì liên quan đến nghề nghiệp tương lai của mình. Từ việc viết bài như tư vấn tuyển sinh, tư vấn du học… cho đến bài báo đăng trên những tờ báo chính thống. Không ai dễ dàng chấp nhận khi chúng ta chỉ là một tân binh nhưng cũng không ai đủ “tàn nhẫn” để phủi sạch công sức của chúng ta nếu thực sự nỗ lực.

Vấp ngã rồi tự sức đứng dậy, đã qua rồi cái thời “chị ngã em nâng”. Nếu chúng ta muốn chạy đua với thực tế báo chí đương đại thì phải rèn luyện cho mình một bản lĩnh vững vàng. Chấp nhận bị từ chối, chấp nhận bị chê bai, chấp nhận việc phải không ngừng tiếp thu và học hỏi người đi trước.

“Lãi vô hình”

Đôi khi, chúng ta làm tất cả những điều đó chỉ vì chúng ta muốn mọi người nhớ đến một cái tên. Đó đã là một thành công lớn trong con đường khởi nghiệp của mỗi người.

Điều quan trọng khi khởi nghiệp là không được nản chí. Bởi có thể một bài viết hai nghìn chữ chỉ cần hai tiếng để viết.

Nhưng để có được khối tri thức trong hai tiếng đó là chúng ta phải lăn lộn đi sâu thực tế mấy tháng trời, phải nghiên cứu bao nhiêu đêm. Đổi lại, một bài trên trang cá nhân là không công, một bài trên báo với mức nhuận bút hai đến ba trăm nghìn đối với một cộng tác viên. Rõ ràng lợi ích không cân xứng với sức lao động nghề nghiệp.

Nhưng chúng ta cần sắc sảo và tỉnh táo để nhìn nhận giá trị mà chúng ta nhận được là ở đâu? Không phải ở hai ba trăm nghìn nhuận bút mà là ở một cái “lãi vô hình” không cân đo được. Đó là sự công nhận của người đi trước, của công chúng, của xã hội. Chỉ cần có một cái tên trong “bản đồ báo chí đương đại” là xem như những bước khởi nghiệp đầu tiên có thành quả.

 

Thảo Anh

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top