Khi chính quyền, Hội Nhà báo vào cuộc

17:25 19/07/2016 - Pháp luật
Ngày 30/6/2016, báo chí đồng loạt đưa tin, vụ côn đồ hành hung nhà báo ở Thái Nguyên tháng 9/2015 đã được tòa án đưa ra xét xử.

Các đối tượng truy sát nhà báo Ngọc Quang đứng trước vành móng ngựa. Nguồn: baothainguyen.vn

Kẻ chủ mưu và đồng phạm đều lĩnh án tù. Có những đồng nghiệp ở xa gọi điện chia sẻ cảm xúc của người làm báo, đã hỏi tôi: Yếu tố nào giúp cho vụ án được phá? Yếu tố nào giúp cho vụ án được xét xử công bằng, minh bạch? Tôi cho rằng ý chí quyết tâm và tinh thần trách nhiệm của chính quyền, hội nhà báo và ngành chức năng sở tại là yếu tố tiên quyết...

Ai cũng biết, Thái Nguyên là mảnh đất sôi động, dân cư nhiều nơi đổ về, từ học sinh, sinh viên cho tới thợ thuyền. Tài nguyên khoáng sản ở Thái Nguyên lại cực kỳ phong phú, đa dạng. Đây cũng là mảnh đất có nhiều đề tài báo chí “hot”... Đứng trên địa bàn tỉnh, ngoài báo Đảng và Đài PT-TH Thái Nguyên có tờ Văn nghệ Thái Nguyên của hội VHNT tỉnh, có cổng thông tin điện tử tỉnh hoạt động cung cấp thông tin cho báo chí.

Cũng bởi mảnh đất sôi động nên các cơ quan báo chí Trung ương, các bộ, ngành đặt văn phòng đại diện hoặc phóng viên thường trú hoạt động mạnh mẽ. Đe dọa, gây khó dễ cho hoạt động của báo chí khi bước vào lĩnh vực chống tiêu cực xảy ra không hiếm, lại thường là các hoạt động bất chính có nguy cơ bị phơi bày trước công luận.

Trong mấy tuần, Đài PT-TH Thái Nguyên phát các phóng sự chống tiêu cực. Khi thì một vệt điều tra về lâm tặc phá rừng, lúc thì quặng tặc hoành hành ở một điểm mỏ nào đó... Nhà báo Nguyễn Ngọc Quang, phó trưởng phòng Thời sự, Đài PT-TH Thái Nguyên là một mũi nhọn trong hoạt động tác nghiệp, nhiều hiểm nguy này. Loạt phóng sự về cát tặc, lâm tặc, vàng tặc đặc biệt là việc phá rừng đặc dụng để đào đãi vàng ở xã Thần Sa, huyện Võ Nhai là một điểm nhức nhối... những phóng sự về vàng tặc tại Thần Sa là hồi chuông báo động dồn dập, kêu gọi các ngành chức năng phải vào cuộc.

Để trả thù nhà báo Ngọc Quang và dằn mặt cánh báo chí, Phạm Anh Huy (sinh năm 1991), Dương Nghĩa Hậu và Chu Văn Thế (cùng sinh năm 1993) đã lập kế hoạch, chuẩn bị hung khí, chặn xe, đập vỡ cửa kính bên lái, truy sát nhà báo Ngọc Quang khi trên đường đi làm.

Ngay khi vụ truy sát hội viên HNB tỉnh Thái Nguyên xảy ra, Hội Nhà báo tỉnh đã gặp gỡ, thông tin tới các cơ quan chức năng của tỉnh yêu cầu được giúp đỡ, vào cuộc mạnh mẽ. Chủ tịch hội nhà báo tỉnh báo cáo chủ tịch UBND tỉnh và nhận được cam kết, cũng là nguồn động viên: bằng mọi nỗ lực truy bắt tội phạm, nghiêm trị trước pháp luật.

Trước sức nóng của vụ việc, giám đốc công an tỉnh đến Trưởng công an Tp. Thái Nguyên đều chỉ đạo lực lượng tích cực vào cuộc. Lưới trời lồng lộng nhưng khó thoát, bằng nghiệp vụ và sự mưu trí của lực lượng công an, cả 3 kẻ cố tình thực hiện ý đồ truy sát đều sa lưới và bị pháp luật nghiêm trị.

9 tháng sau vụ việc, việc TAND Tp. Thái Nguyên đưa vụ án ra xét xử với những bản án đúng người, đúng tội đã nhận được sự đồng tình của công chúng báo chí và nhân dân cả nước. Vụ án trở thành tâm điểm, là bài học trong đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà báo. Những người làm báo Thái Nguyên nói riêng, báo giới cả nước nói chung, cảm kích trước tinh thần trách nhiệm của các cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên.

Qua vụ việc đã chứng tỏ, hoạt động báo chí luôn nhận được sự ủng hộ và chia sẻ của chính quyền và nhân dân. Trong trường hợp bị bạo hành, cản trở thì hội nhà báo địa phương phải xác định trách nhiệm bảo vệ hội viên nhà báo, có những hoạt động tích cực, tác động chính quyền, ngành chức năng để vào cuộc một cách đồng bộ./.

Hữu Minh
Tạp chí Người Làm Báo số 389 - Tháng 7/2016

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top