Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Kết nối giữa nhà khoa học và nhà báo

Mối quan hệ giữa khoa học công nghệ và truyền thông được biểu hiện qua các cụm từ ẩn dụ như “khoảng cách”, “rào cản”, thậm chí nhà khoa học Mỹ McCall, R.D còn từng ví von rằng, khoa học và báo chí (một kênh của truyền thông) không khác gì “dầu” và “nước”, tuy gần nhau mà khó hoà quyện được. Để vượt qua được những thách thức trên, vấn đề mấu chốt vẫn là sự tăng cường kết nối giữa nhà khoa học và nhà truyền thông, qua nhiều kênh khác nhau (sách, tạp chí, báo, website, truyền hình...), từ đó hình thành nên mối liên hệ mật thiết giữa truyền thông và khoa học, biến truyền thông trở thành một bộ phận không thể thiếu của khoa học.

Trường quay chương trình VTV24 tại Hà Nội. Ảnh: Đức Tùng

Trường quay chương trình VTV24 tại Hà Nội. Ảnh: Đức Tùng

Việc tương tác thường xuyên giữa các nhà khoa học và giới truyền thông vẫn còn hạn chế, bởi các nhà khoa học cho rằng việc công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí chuyên ngành khoa học sẽ bị “đe doạ” nếu như nó được đưa lên các phương tiện truyền thông đại chúng và họ e ngại các kết quả khoa học đó sẽ có thể không được hiểu và thông tin đúng. Tuy nhiên, khoảng cách này cũng bắt nguồn chính từ phía các nhà truyền thông, bởi họ thường kỳ vọng và quan tâm tới các nghiên cứu có thể đúc rút ra những thông điệp dễ hiểu đối với người nghe hoặc những đột phá mới lạ của khoa học. Trong khi không phải lúc nào khoa học cũng tạo ra những đột phá mới, độc và lạ.

Những hạn chế này gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới việc phổ biến tri thức cho công chúng. Theo nghiên cứu mới của Hiệp hội Vì sự tiến bộ khoa học mỹ (AAAS) được biết, người Mỹ có kiến thức hạn chế về khoa học bắt nguồn từ các nguyên nhân, trong đó có 43% do thiếu sự quan tâm của truyền thông đối với lĩnh vực khoa học và 40% do có quá ít nhà khoa học công bố các phát hiện của họ trên truyền thông.

Tìm đề tài từ mớ kiến thức khô khan

Truyền thông KHCN là lĩnh vực không hề dễ, bởi đặc thù của nó là khô khan, thông tin cần bảo đảm đầy đủ, chuyên sâu nên nhiệm vụ của truyền thông là phải biến mớ kiến thức khô khan đó trở nên dễ hiểu, gần gũi. Tuy nhiên, hoạt động truyền thông trong các trường, viện nghiên cứu hiện nay đang ở mức rất thấp kể cả về số lượng thông tin, lực lượng triển khai và kinh phí đầu tư. Chính vì vậy, các công trình khoa học sau khi nghiên cứu xong không được nhiều người biết đến, khó chuyển giao và không nắm bắt được nhu cầu của thị trường.

Nhà báo Phạm Quốc Toàn, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt nam, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Người Làm Báo nhận định: KHCN có mặt ở mọi nơi, mọi lĩnh vực của đời sống, thế nhưng, truyền thông trong lĩnh vực này tương đối khó do những đặc thù như tính phức tạp, thông tin khô khan, kém hấp dẫn và đòi hỏi tính chính xác cao. Bên cạnh đó, bản thân những người có trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí về KHCN cũng còn hạn chế. Các nhà khoa học thì thường không thích giới thiệu, không muốn viết về những kết quả mình đã làm. Tiếp cận nguồn thông tin đã khó, khi tiếp cận được thì những báo cáo khoa học khô khan cũng rất khó chuyển tải thành các tác phẩm báo chí đại chúng, dễ hiểu. Do vậy, người viết báo về KHCN phải chịu nhiều thiệt thòi, khó tìm được người đam mê nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.

Rào cản giữa nhà báo và nhà khoa học

Thực tế, rất nhiều nhà khoa học cho rằng, tiến hành nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, xuất bản các công trình nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành... là đã hoàn thành xong nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, để khoa học đến với công chúng, nhà khoa học vẫn còn một công việc nữa, đó là công bố các công trình nghiên cứu của mình với công chúng. Hiện nay, một bộ phận nhà khoa học chưa ý thức cao cho công tác truyền thông KHCN, phần lớn các nhà khoa học thường không thích giới thiệu, thậm chí không muốn viết về những kết quả mình làm. Một số nhà khoa học rất ngại các phóng viên trích dẫn sai hoặc diễn đạt theo xu hướng giật gân hóa “câu khách” có thể làm ảnh hưởng đến uy tín của họ. Hoặc một số nhà khoa học vấp phải vấn đề khó khăn như kinh phí hạn hẹp, chỉ đủ phục vụ nghiên cứu, báo cáo mà không có kinh phí cho vấn đề tuyên truyền. Điều này gây khó khăn cho các nhà báo trong việc tiếp cận với KHCN.

Song, khoảng cách này cũng bắt nguồn từ chính phía truyền thông, bởi họ thường kỳ vọng và quan tâm tới các nghiên cứu có thể đúc rút những thông điệp dễ hiểu với người nghe hoặc đột phá mới lạ.

Đi tìm giải pháp

Nhà báo và nhà khoa học đều có điểm chung là đi tìm sự thật và cả hai đều xuất phát từ vấn đề chung là công chúng. Song, điểm khác nhau là: Nhà khoa học đi sâu vào những vấn đề chi tiết, còn nhà báo, nhà truyền thông thì nặng về vấn đề thông tin phổ quát, đại chúng. Một trong những giải pháp xin được kiến nghị:

Thành lập các liên minh khoa học và truyền thông

Ở một số nước phát triển, ngoài việc thành lập các trung tâm truyền thông KHCN, họ còn thiết lập các hiệp hội - bao gồm cả nhà báo và nhà khoa học - cùng làm việc, gặp gỡ để hiểu biết lẫn nhau. Đặc biệt là chú trọng việc đào tạo các nhà khoa học tương lai về những kỹ năng truyền thông thông qua các hoạt động như hội trại khoa học, tình nguyện viên hướng dẫn, tổ chức các chuyến tham quan, giới thiệu các phòng thí nghiệm...

Sự tăng cường kết nối giữa nhà khoa học và nhà truyền thông có thể qua nhiều kênh khác nhau - từ sách, tạp chí, báo, website, truyền hình..., từ đó hình thành nên mối liên hệ mật thiết giữa truyền thông và khoa học, biến truyền thông trở thành một bộ phận không thể thiếu của khoa học. Để làm được điều này, vai trò điều phối của nhà nước là rất quan trọng.

Nâng cao nhận thức về công tác truyền thông

Đã đến lúc các nhà khoa học cần thay đổi tư duy về truyền thông KHCN. công tác truyền thông KHCN không chỉ là ý thức của mỗi nhà khoa học mà còn là trách nhiệm của tổ chức KHCN, mà trong đó, các viện, các trường đại học đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến kiến thức và tuyên truyền thành quả nghiên cứu.

Nâng cao kỹ năng viết cho các nhà báo

Chỉ khi nào nhà khoa học và nhà báo tạo dựng được niềm tin vào nhau thì lúc đó mới có sự cởi mở chia sẻ trong thông tin KHCN. Chính vì vậy, nhà báo viết mảng KHCN cần phải có sự hiểu biết nhất định đối với những kiến thức theo từng lĩnh vực. Nhà báo cần kiểm tra tính chính xác và tính cân bằng của bản tin, tránh gây ra những sai sót không đáng có. Song song với đó là cần tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng viết để nhà báo hiểu hơn về cách thức truyền tải thông tin KHCN sao cho dễ hiểu, dễ thuyết phục./.

ThS. Lê Thị Tuyết Hạnh - Trần Ánh Tuyết (Bộ Khoa học & Công nghệ
©Tạp chí Người Làm Báo số 389 - Tháng 7/2016

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top