Hương trầm thơm nức làng nghề Quảng Bình vào Tết

22:18 18/01/2022 - Văn hóa xã hội
Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đang đến gần, cũng là lúc các làng nghề hối hả hơn để chuẩn bị các món hàng truyền thống, đáp ứng nhu cầu của người dân. Những hộ gia đình làm hương cũng bận rộn hơn hẳn, khiến không gian nhỏ thơm thoảng mùi trầm yên tĩnh.

Làng Quyết Thắng (xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, T. Quảng Bình) nằm nép mình bên con đường Bắc – Nam. Nhưng nơi đây luôn yên tĩnh và có một mùi hương trầm thoang thoảng, thơm vương khắp vùng. Bởi lẽ, nơi đây là một trong những làng nghề làm hương trầm nức tiếng tại tỉnh Quảng Bình.

Dạo quanh ngôi làng nhỏ, con đường quê nối tiếp là vạt hương này đến những phản hương khác. Có hộ gia đình đã xong sản lượng cho mùa Tết. Có hộ lại đang hối hả phơi thêm hương, và tự tay làm hết các công đoạn để góp thêm vào mùa Tết sắp đến.

Theo một số người dân lớn tuổi, nghề hương trầm ở đây đã có từ hàng trăm năm trước. Không ai biết chắc chắn từ năm nào nhưng nghề hương được lưu truyền, phát triển đến bây giờ. Nhiều người làm hương thủ công trong làng cũng đã ngoài 80 tuổi.

Nguyên liệu để làm hương có tre non chưa khẳm lá, lá hương, hương trầm,… Trước đây, nguyên liệu được khai thác trên ngọn núi gần làng. Đến nay, phần lớn nguyên liệu được nhập từ nơi khác về do địa bàn khan hiếm.

 

Mùa hương trầm bắt đầu từ tháng 10 Âm lịch, nhưng đến cuối tháng 11 Âm lịch mới là khoảng thời gian rộn ràng nhất cho bà con trong xóm.

Quá trình làm hương trầm cũng rất cầu kỳ, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu làm bột hương, chân hương đến quấn hương và phơi hương. Với chu tre, người làng nghề cần khéo léo, tỉ mẩn tìm những cây tre non, ngâm trong nước khoảng 2 tháng rồi phơi khô và chẻ nhỏ. Những chu tre thành phẩm cho thẻ hương nhỏ đều tăm tắp, nhỏ nhắn.

Thứ đến, bột tre màu vàng nâu óng được chuẩn bị từ lá hương, bột trầm. Người dân phải chuẩn bị tre, lấy lá về phơi khô, xay nhỏ rồi dùng chất kết dính đắp bột hương xung quanh cây nhang. Qua 2 lần lá, lớp ngoài cùng của cây hương là bột trầm.

Tay người dân chai sần nhưng đều sức, để lá làm sao cho cây hương thành hình ngay ngắn và đẹp nhất. Tại làng Quyết Thắng, người dân sử dụng bột sắn làm chất kết dính tự nhiên, không sử dụng keo công nghiệp. Nhờ đó, mùi hương cũng thoảng nhẹ dễ chịu, là mùi hương truyền  thống của Tết cổ truyền tại nhiều địa phương ở Quảng Bình.

Hương phần lớn được thương lái đặt hàng theo số lượng, và cũng chỉ làm dư ra một phần để bán lẻ. Nhiều hộ gia đình đã bắt đầu cho mùa mới, để đáp ứng nhu cầu của người dân vào tháng Giêng năm Nhâm Dần 2022.

Với bí quyết riêng tạo nên những thẻ nhang có mùi hương đặc trưng, cùng sự tỉ mẩn của người dân làng nghề, làng hương trầm Quyết Thắng đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng hàng chục năm nay, được UBND tỉnh Quảng Bình công nhận Làng nghề truyền thống vào năm 2015.

Ông Lưu Đức Huấn, Chủ tịch UBND xã Thanh Trạch cho biết, thôn Quyết Thắng hầu hết các hộ dân đều làm nghề hương trầm: “Nghề hương trầm đã có hàng trăm năm nay; năm 2015, thôn được công nhận là làng nghề. Và từ đó đến nay, bà con phấn khởi và mở rộng quy mô sản xuất, hàng hóa được đưa đi tiêu thụ ở nhiều nơi trên khắp cả nước”.

Cũng theo ông Huấn, do nhu cầu về hương trầm tăng cao trong dịp Tết nên thu nhập của các gia đình làm hương trầm đạt từ 30-50 triệu đồng. Thời gian tới, chính quyền địa phương đang cùng với thôn xây dựng thương hiệu cho hương trầm này và có những chính sách để hỗ trợ bà con mở rộng, phát triển quy mô”.

So với mọi người, mùa Tết đến với làng nghề hương trầm sớm hơn hẳn. Ngôi làng không chỉ hối hả tiếng nói cười, sự phấn khởi của lao động mà còn thoảng mùi hương đặc trưng của Tết cổ truyền, để lại dư vị Tết rất riêng tại nơi đây.

Khánh Trinh

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top