Hơn 4,4 triệu người dân TP.Hà Nội được đồng bộ dữ liệu BHYT với dữ liệu CCCD

Báo cáo kết quả triển khai Đề án 06 của UBND TP.Hà Nội cho thấy, hiện đã có hơn 4,4 triệu người có thẻ BHYT được đồng bộ dữ liệu, có thể sử dụng CCCD gắn chip để đi KCB BHYT. Bên cạnh đó, có 503 cơ sở KCB đã sử dụng CCCD để tra cứu thông tin; 56.710 lượt công dân sử dụng CCCD để làm thủ tục KCB BHYT.

Ảnh minh hoạ.

Theo ông Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, sau 9 tháng triển khai Đề án 06, tính đến nay, trên toàn thành phố đã tiếp nhận và giải quyết hơn 3,4 triệu hồ sơ đề nghị cấp định danh điện tử; đối với CCCD gắn chip đã thu nhận được hơn 6 triệu dữ liệu; rà soát, làm sạch đối với gần 8 triệu thông tin công dân (đạt tỷ lệ 99,5%), thực hiện “làm sạch” dữ liệu tiêm chủng Covid-19 cho 700.000 trường hợp.

Đáng chú ý, thành phố cũng đã có hơn 4,4 triệu người có thẻ BHYT được đồng bộ dữ liệu, có thể sử dụng CCCD để đi KCB BHYT; có 503 cơ sở KCB đã sử dụng CCCD để tra cứu thông tin phục vụ KCB; 56.710 lượt công dân sử dụng CCCD để làm thủ tục KCB BHYT.

Bên cạnh đó, toàn thành phố đã cập nhật thông tin trợ cấp cho người lao động và chủ sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19 trên hệ thống sơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho 472.096 trường hợp, trong đó có 440.885 trường hợp đã nhận tiền trợ cấp với tổng số tiền đã chi là 392 tỷ đồng.

Đến nay, công dân trên địa bàn Thủ đô đã có thể sử dụng 21/25 DVC thiết yếu tích hợp trên Cổng DVC quốc gia, Cổng DVC TP.Hà Nội và Cổng DVC các bộ, ngành. Ngoài 25 DVC thiết yếu theo Đề án 06, TP.Hà Nội đang triển khai bảo đảm theo lộ trình đến hết tháng 11/2022 sẽ hoàn thành tái cấu trúc và tích hợp 928 DVC trực tuyến toàn bộ hoặc một phần lên Cổng DVC quốc gia theo kế hoạch của thành phố; bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu 70% TTHC đủ điều kiện tích hợp lên Cổng DVC quốc gia trong năm 2022.

Tuy nhiên, đại diện UBND TP.Hà Nội cũng cho biết, khi triển khai Đề án 06 vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc. Đơn cử: Lộ trình thực hiện số hóa tại bộ phận "Một cửa" cấp sở đang bị chậm do chưa có tính năng số hóa của Hệ thống thông tin "Một cửa điện tử" của thành phố và hướng dẫn chi tiết về quy định đối với lưu trữ hồ sơ điện tử. Việc xây dựng và chia sẻ các CSDL (chứng sinh điện tử, báo tử điện tử, khám sức khỏe điện tử, BHXH, người có công, trẻ em…) còn hạn chế và chưa được chú trọng triển khai để tận dụng và hỗ trợ việc giải quyết các DVC trực tuyến theo đúng lộ trình.

Việc điều chỉnh, thống nhất các trường dữ liệu (dân tộc, quốc tịch) giữa CSDL hộ tịch và CSDL quốc gia về dân cư chưa hoàn thiện, dẫn tới việc khai thác còn hạn chế (hiện đang khai thác được 7/20 trường thay vì 9/20 trường dữ liệu) để phục vụ tối đa nhu cầu công dân…

Do đó, trong thời gian tới, TP.Hà Nội sẽ tiếp tục tái cấu trúc các quy trình, biểu mẫu DVC trực tuyến (có kết nối, khai thác dữ liệu dân cư); nghiên cứu, đề xuất phương án triển khai giấy chứng sinh điện tử, giấy báo tử điện tử, giấy khám sức khỏe điện tử phục vụ việc kết nối, đơn giản hóa trong quá trình triển khai các DVC thiết yếu có kết nối với CSDL quốc gia về dân cư; tiếp tục rà soát, bố trí kinh phí, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao…

(Tổng hợp)

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top