Giỗ tổ hùng vương năm 2022: Đặc sắc lễ rước kiệu tại Phú Thọ

15:51 08/04/2022 - Văn hóa xã hội
Ngày 7/4, tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã diễn ra lễ rước kiệu của 7 xã, phường, thị trấn vùng ven khu di tích Đền Hùng. Rước kiệu về Đền Hùng là một trong những nghi lễ truyền thống trong chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương--Lễ hội Đền Hùng hàng năm nhằm bảo tồn, tôn vinh giá trị Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

Tham gia đoàn rước kiệu năm nay có 7 xã, thị trấn vùng ven Khu di tích rước kiệu, dâng lễ vật cung tiến về Đền Hùng gồm Chu Hóa, Hùng Lô, Kim Đức, Vân Phú, Hy Cương (thành phố Việt Trì), Tiên Kiên, Hùng Sơn (huyện Lâm Thao).

Theo lịch trình, 7 đoàn rước đồng loạt rước kiệu từ đình, đền ở các xã, thị trấn về Đền Hùng. Sau đó, đoàn sẽ đi qua sân Trung tâm lễ hội, lên sân Công Quán rồi về Đền Giếng.

Lễ Rước kiệu của các xã, phường, thị trấn vùng ven về Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)

Đội hình rước kiệu được sắp xếp theo trình tự đi đầu là đội múa sư tử, tiếp đó là đoàn rước Quốc kỳ và cờ hội, đoàn người đánh chiêng, trống, rước tàn, lọng, đội kiệu, chủ tế và quan viên, các cụ cao tuổi và đông đảo nhân dân địa phương.

Lễ rước kiệu của các xã, phường, thị trấn vùng ven về Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)

Lễ vật gồm có hương hoa, bánh chưng, bánh giầy và các sản vật địa phương. Nghi lễ rước kiệu về Đền Hùng là hoạt động mang tính cộng đồng, cùng thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Nghi lễ thể hiện đạo lý uống nước, nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng dân tộc.

Diệu Linh

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top