Đền Thượng - nét đẹp di tích văn hóa tại Lào Cai 

04:42 17/02/2022 - Văn hóa xã hội
Đền Thượng là di tích lịch sử văn hoá quốc gia, nơi thờ Quốc Công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai, một trong những địa chỉ “đỏ” trong chương trình hợp tác của tuyến du lịch về cội nguồn giữa ba tỉnh Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ.

Đền Thượng - nét đẹp khu di tích văn hóa Lào Cai 

Đền Thượng còn có tên tự là Thánh Trần Từ. Đền được xây dựng trên đất thuộc phố Bảo Thắng, Châu Thủy Vỹ, tỉnh Hưng Hóa, nay thuộc phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Đền Thượng được xây dựng vào thời Lê, niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1705). Thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn, người đã có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ bờ cõi non sông đất nước. Một Danh nhân lịch sử vĩ đại, vị Thánh linh thiêng tôn quý trong tâm thức của các thế hệ người Việt Nam.

Lễ hội Đền Thượng vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch

Đền tọa lạc trên đồi Hỏa Hiệu thuộc dãy núi Mai Lĩnh với độ cao 120m so với mực nước biển. Đền Thượng được xây dựng theo lối kiến trúc cổ hình chữ Công (I), tuân theo thuyết phong thủy vừa đường bệ mà lại rất trang nghiêm.

Từ tháng 10/1991 tái lập tỉnh Lào Cai đến nay, Đền Thượng được đưa vào chế độ bảo vệ cụ thể của Nhà nước ta. Với cảnh đẹp và sự uy nghi bề thế ngay tại trung tâm tỉnh lỵ và cửa khẩu quốc tế. Đền Thượng mỗi năm thu hút hàng chục vạn lượt du khách trong và ngoài nước tới thăm viếng. Là nơi ghi lại dấu ấn lịch sử văn hóa dân tộc ở vùng biên cương.

Tượng 12 con giáp tại Đền Thượng

Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, năm 1996, Đền Thượng đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và được duy tu lại với quy mô bề thế, uy nghi như ngày nay.

Hàng năm Đền Thượng tổ chức lễ hội vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái.

Khánh Hương

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top