Đắk Lắk tập trung khắc phục thiệt hại do ngập lụt

Để ứng phó với tình hình mưa lớn và ngập lụt, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các địa phương tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động phương án bảo đảm an toàn phòng, chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”.

Nhiều tuyến đường liên xã ở huyện Easup bị chia cắt.

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk, thiệt hại do mưa lũ xảy ra chủ yếu trên địa bàn các huyện Lắk, Krông Ana, Ea Súp, Krông Bông. Cụ thể, đến 17 giờ ngày 31/7 toàn tỉnh đã có 128 ngôi nhà bị ngập nước từ 20-40cm, 4.478 ha cây trồng bị ngập, trong đó lúa 3.885ha; hoa màu 481 ha; cây lâu năm 57,5 ha và 6,6 ha mặt ao nuôi cá bị ngập và hư hỏng một số công trình cơ sở hạ tầng…

Một trong những địa phương bị ngập nặng là huyện Lắk, với gần 1.500 ha lúa bị ngập sâu trong nước, tập trung chủ yếu ở các xã: Buôn Triết, Buôn Tría, Đắk Liêng, Yang Tao, Bông Krang, Đắk Nuê và thị trấn Liên Sơn.

Phòng NN-PTNT huyện Lắk nhận định, đây là đợt mưa lũ bất thường, xảy ra sớm hơn so với các năm trước. Đặc biệt, hiện lúa đang giai đoạn trổ, làm đòng và phân nhánh nên khi bị ngập lụt kéo dài sẽ giảm về năng suất và sản lượng, thậm chí mất trắng đối với diện tích đang bị ngập trong nhiều ngày qua.

Theo UBND huyện Lắk, địa phương này đã thành lập đoàn kiểm tra nắm bắt tình hình ngập lụt tại các xã Đắk Liêng, Buôn Tría và Buôn Triết. Huyện yêu cầu các địa phương thường xuyên kiểm tra những vị trí đê bao xung yếu (đê do dân tự đắp) để chủ động phương án khắc phục nếu xảy ra sự cố nứt, vỡ đê, sạt lở đất với phương châm “4 tại chỗ”. Đồng thời khuyến cáo chính quyền địa phương và người dân tuyệt đối không được lơ là, chủ quan trước những diễn biến bất thường của thời tiết.

Cùng với đó, huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với những tình huống có thể xảy ra. Trong đó, phân công cán bộ kiểm tra, rà soát các khu vực ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân. Sẵn sàng bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông các khu vực ngập lụt, chia cắt; sẵn sàng vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn.

Huyện Lăk nhiều cánh đồng bị ngập sâu, nguy cơ mất trắng vụ lúa mùa là rất cao

Tại vựa lúa huyện Ea Súp, nhiều cánh đồng đang ngập sâu trong nước do ảnh hưởng của mưa lớn. Hiện trên địa bàn huyện đã có 2.469 ha cây trồng các loại bị ngập, trong đó riêng lúa nước 2.056 ha.  Để ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, trước đó UBND huyện Ea Súp cũng đã ban hành công văn về việc cảnh báo mưa lớn trên diện rộng xảy ra trên địa bàn huyện và các biện pháp ứng phó. Hiện nay, ngoài sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì trên địa bàn huyện Ea Súp có nhiều nhà bị nước ngập từ 20 – 100 cm; nhiều điểm giao thông bị ngập sâu và chia cắt…

UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, Ban Chỉ huy  phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn chủ động tổ chức công tác ứng phó, trực ban 24/24 giờ, theo dõi diễn biến thời tiết để cảnh báo cho người dân, hỗ trợ người dân có nhà bị ngập và di dời tài sản đến nơi an toàn; hướng dẫn, phân luồng và hỗ trợ nhân dân di chuyển an toàn qua khu vực ngập lụt, chia cắt.

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Đắk Lắk, đến sáng ngày 2/8, khu vực Đắk Lắk tiếp tục có mưa, rải rác mưa vừa, có nơi mưa to và dông. Lượng mưa phổ biến từ 40 - 80 mm/đợt, có nơi lớn hơn 100 mm/đợt. Thời gian mưa chủ yếu tập trung vào chiều tối và đêm. Do đó, cần đề phòng mưa lớn dồn dập, lốc, sét và gió giật mạnh trong mưa dông. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở bờ kè, các tuyến đường giao thông, ngập úng vùng trũng thấp ảnh hưởng đến đời sống người dân và sản xuất nông nghiệp.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top