Đắk Lắk đẩy mạnh hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư

Xác định hội nhập quốc tế là động lực phát triển xã hội, trong đó, lấy hội nhập kinh tế làm trọng tâm, tỉnh Đắk Lắk kịp thời quán triệt, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Trung ương, cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, mang lại nhiều kết quả tích cực.

Công tác thu hút đầu tư của tỉnh ngày càng linh hoạt, cởi mở, góp phần khai thác tốt hơn các nguồn lực. Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh từng bước phát triển, tạo ra nhiều việc làm cho lao động tại địa phương. Trong 10 năm (2013 - 2023), tỉnh thu hút hơn 376 dự án đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, vốn đầu tư đăng ký trên 109.683 ngàn tỷ đồng, trong đó nhiều dự án đi vào hoạt động hiệu quả.

Hoạt động đối ngoại, đối ngoại đa phương được mở rộng, có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Tỉnh tích cực quảng bá hình ảnh Đắk Lắk giàu truyền thống, lịch sử, văn hóa, tiềm năng thế mạnh, kêu gọi hợp tác đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Trong 10 năm qua, tỉnh thu hút được 21 dự án ODA với tổng mức đầu tư khoảng 4.363 tỷ đồng, tập trung vào các lĩnh vực như giáo dục, giao thông, nông nghiệp.

Tỉnh chú trọng tổ chức và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước giúp họ tiếp cận thị trường quốc tế, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ra thị trường lớn. Bên cạnh đó, Đắk Lắk nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thông thoáng và tổ chức hội nghị giao ban hiệp hội, hội doanh nghiệp, doanh nhân định kỳ hàng tuần để lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, doanh nhân.

Qua 10 năm hội nhập quốc tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh tăng 6,8%/năm. Tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá so sánh năm 2010) của 10 năm đạt 505.366 tỷ đồng. Về quy mô nền kinh tế, GRDP năm 2023 ước đạt 61.854 tỷ đồng, tăng gấp 1,8 lần so với năm 2013. Tổng kim ngạch xuất khẩu 10 năm của tỉnh đạt 9.435 triệu USD, trong đó, kim ngạch xuất khẩu năm 2023 ước tăng gấp 2,6 lần so với năm 2013.

Trong hội nhập kinh tế quốc tế, Đắk Lắk đang đối diện một số khó khăn, hạn chế như: Quy mô kinh tế nhỏ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chưa rõ nét; nhiều ngành, lĩnh vực chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; sản phẩm nông sản chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô. Công nghiệp chế biến và ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, làm giá trị gia tăng ở hàng hóa thấp, khả năng cạnh tranh chưa cao. Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phần lớn là nhỏ và vừa, khả năng thích ứng tình hình hội nhập kinh tế quốc tế còn chậm.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk H’Yim Kđoh cho biết, hội nhập kinh tế quốc tế vừa là cơ hội vừa thách thức cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, thực hiện tốt tiến bộ và công bằng cho xã hội. UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP, ngày 20/2/2023 về "Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn 2022-2026 thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030".

Thời gian tới, trong hội nhập kinh tế quốc tế, Đắk Lắk đẩy mạnh thực hiện các giải pháp như: Chú trọng khai thác thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, hoàn chỉnh không gian đô thị cà phê; đào tạo, nâng cao, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ có chất lượng cao. Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư phù hợp. Đắk Lắk chú trọng thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, giải quyết tốt vấn đề môi trường; quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top