Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam sẽ xác định 3 khâu đột phá chính

22:25 29/11/2023 - Văn hóa xã hội
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028 là sự kiện chính trị quan trọng của giai cấp công nhân và cũng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đoàn viên, người lao động cả nước.

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát biểu_Ảnh: TL

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028 sẽ tổ chức từ ngày 1-3/12/2023 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, thành phố Hà Nội và dự kiến có 1.100 đại biểu tham dự. Đại hội có nhiều điểm mới trong cách tổ chức và dự kiến thảo luận về 3 khâu đột phá chính.

Đây là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo thông tin báo chí về Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức ngày 22/11 tại Hà Nội.

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 là sự kiện chính trị quan trọng của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam, là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đoàn viên, người lao động cả nước.

Đại hội có nhiệm vụ đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam; xác định mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2023 - 2028; kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII, bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII; đánh giá việc thi hành và thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa đổi, bổ sung).

Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam dự kiến sẽ cho ý kiến thảo luận về 3 khâu đột phá gồm: Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động; tập trung phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước; xây dựng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là chủ tịch công đoàn tại doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.

Thông tin về một số điểm mới trong cách thức tổ chức đại hội, ông Nguyễn Mạnh Kiên, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết đại hội sẽ tăng cường thảo luận, mở 10 diễn đàn chuyên đề để thảo luận, đề xuất sáng kiến cho 10 vấn đề lớn đặt ra đối với tổ chức công đoàn. Các diễn đàn được tổ chức trước ngày đại hội chính thức diễn ra nhằm sớm thu thập các ý kiến, đề xuất để tổng hợp, tiếp thu vào văn kiện đại hội và hình thành các giải pháp tổ chức thực hiện nghị quyết.

Đại hội cũng tăng cường ứng dụng công nghệ số trong tổ chức và phục vụ Đại hội. Thiết kế, vận hành ứng dụng về đại hội trên thiết bị di động để cung cấp thông tin, tài liệu, trao đổi, tương tác với đại biểu. Công tác truyền thông, trang trí khánh tiết được triển khai bài bản, sâu rộng trong hệ thống công đoàn, trên tất cả phương tiện, nền tảng truyền thông.

Các chương trình chào mừng thành công đại hội sẽ được lồng ghép với các hoạt động chăm lo cho người lao động; trao tặng các món quà từ đại hội đến đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng, triển khai kế hoạch chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động.

Trong thời gian qua, một số hoạt động chào mừng đại hội đã được triển khai như: Tổ chức gắn biển công trình chào mừng đại hội, gắn biển 2 công trình cấp Tổng Liên đoàn với tổng trị giá gần 1.800 tỷ đồng; diễn đàn người lao động 2023 lần đầu tiên được tổ chức dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội, với sự tham dự của 500 đại biểu cán bộ, đoàn viên công đoàn, công nhân viên chức, người lao động cả nước; Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân và công đoàn; Giải vô địch bóng đá công nhân toàn quốc 2023, giải bóng đá quy mô toàn quốc lần đầu tiên dành cho công nhân lao động...

Cuộc thi trực tuyến "Gửi niềm tin, trao kỳ vọng" là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đoàn viên, người lao động, chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. Cuộc thi diễn ra theo 2 giai đoạn, cả nước có 366.000 cán bộ công đoàn, đoàn viên dự thi.

PV

 

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top