Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Đại hội Đại biểu Hội đồng họ Ngô thành phố Hà Nội lần thứ II: Kết nối và lan tỏa giá trị truyền thống tự hào dòng tộc

19:36 26/11/2023 - Văn hóa xã hội
Ngày 26/11, tại Hà Nội, Hội đồng họ Ngô thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Ông Ngô Vi Tiết tái đắc cử Chủ tịch Hội đồng họ Ngô thành phố Hà Nội.

Toàn cảnh Đại hội Đại biểu Hội đồng họ Ngô thành phố Hà Nội

Đại hội Đại biểu Hội đồng họ Ngô thành phố Hà Nội lần thứ II  đã thành công tốt đẹp với sự tham dự của các đại diện lãnh đạo xã Đường Lâm, Hà Nội; đại diện chính quyền thôn Cam Lâm cùng Ban QLDT Đền thờ và Lăng Đức vương Ngô Quyền; đại biểu đại diện họ Trần Việt Nam, đại diện Hội đồng họ Ngô Việt Nam và gần 500 đại biểu là con cháu họ Ngô trên khắp đất nước.

Ông Ngô Vi Tiết, Chủ tịch Hội đồng họ Ngô thành phố Hà Nội phát biểu khai mạc

Tiếp nối dòng họ Ngô Việt Nam, có thể thấy họ Ngô thành phố Hà Nội tự hào gắn bó trên mảnh đất ngàn năm văn hiến, góp phần vào sự hình thành và phát triển của Kinh thành Thăng Long. Với truyền thống cách mạng, hiếu học của những anh hùng tiêu biểu như Ngô Quyền, Ngô Tịnh; nhiều nhà thơ nổi tiếng và cũng là nơi có nhiều người đỗ đạt tiến sĩ, giữ chức vụ cao.

Họ Ngô Việt Nam vốn là dòng họ có lịch sử lâu đời, có truyền thống vẻ vang, có bản sắc văn hóa độc đáo và cốt cách rất riêng. Trải qua những thăng trầm và biến động của lịch sử, con cháu họ Ngô tỏa đi muôn phương, nhưng bất kỳ ở đâu và bất kỳ giai đoạn lịch sử nào thì những người con họ Ngô vẫn luôn tỏa sáng, tự hào về dòng họ của mình.

Đại biểu phát biểu tham luận tại Đại hội

Phát biểu khai mạc Đại hội, ông Ngô Vi Tiết, Chủ tịch Hội đồng họ Ngô thành phố Hà Nội nhấn mạnh: Phát huy truyền thống của dân tộc, của dòng họ, Hội đồng họ Ngô thành phố Hà Nội luôn đoàn kết, chủ động trong công việc, thực hiện tốt chỉ đạo của hội đồng họ Ngô Việt Nam và các ý kiến của các cụ cao tuổi, có uy tín trong các dòng họ Ngô trên địa bàn thành phố, đã hoàn thành nhiều công việc và có kết quả đáng ghi nhận, hoạt động của Hội đồng ngày càng hiệu quả. Nhiều việc trọng tâm mang tính nền tảng đã được triển khai trên diện rộng, đồng bộ, đoàn kết và hoạt động “vì một họ Ngô thịnh vượng”.

"Đại hội này sẽ đánh giá những mặt đã làm được, những tồn tại của nhiệm kỳ thứ nhất, sẽ tiếp tục thảo luận, đóng góp ý kiến chất lượng vào dự thảo các văn kiện trình đại hội để tổ chức triển khai, thực hiện hiệu quả hơn. Với phương châm:  "Đổi mới - Kết nối - Đoàn kết - Phát triển". Chúng ta tin tưởng Đại hội sẽ hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra", ông Ngô Vi Tiết khẳng định. 

 Đại biểu tham dự Đại hội

Tại Đại hội, các đại biểu đại diện cho dòng họ Ngô đã có nhiều bản tham luận, đóng góp các ý tưởng nhằm phát triển dòng họ Ngô thành phố Hà Nội nói riêng và dòng họ Ngô Việt Nam nói chung. Mọi tham luận đều hướng đến sự tăng cường kết nối dòng tộc và lan tỏa sức mạnh dòng họ, nâng cao ý thức phát triển dòng họ và làm rạng danh di sản văn hóa truyền đời của dòng họ Ngô.

Chương trình văn nghệ chào mừng Đại hội
Hội đồng họ Ngô thành phố Hà Nội dù là người Hà Nội từ lâu trong lịch sử hay nhập cư làm công dân Hà Nội ở thời điểm nào, đều có chung một ý thức gắn kết dòng tộc trên địa bàn sinh sống và dòng tộc ở các tỉnh/thành phố trên mọi miền Tổ quốc.  Con cháu họ Ngô luôn đoàn kết, kết nối, lan tỏa những giá trị tốt đẹp và gìn giữ dòng tộc yên lành, hạnh phúc, thịnh vượng… và luôn có ý thức gắn bó với quốc gia, dân tộc.
Ban chấp hành Hội đồng họ Ngô thành phố Hà Nội nhiệm kỳ II (2023 - 2028) ra mắt
Đại hội cũng đã bầu ra Ban Chấp hành Hội đồng họ Ngô thành phố Hà Nội nhiệm kỳ II (2023 - 2028) gồm 62 người, trong đó, ông Ngô Vi Tiết tái đắc cử chức Chủ tịch Hội đồng họ Ngô thành phố Hà Nội.
Ra mắt Câu lạc bộ người làm báo họ Ngô
Trong khuôn khổ Đại hội Đại biểu Hội đồng họ Ngô thành phố Hà Nội lần thứ II, cũng đã diễn ra Lễ ra mắt Câu lạc bộ người làm báo họ Ngô; nhà báo Ngô Minh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội đồng họ Ngô thành phố Hà Nội giữ chức Chủ tịch Câu lạc bộ.
Minh Phương
Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top