Chung tay phòng chống tội phạm mua bán người

15:09 01/08/2021 - Pháp luật
Hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” , ngày 30/7, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Công an tổ chức Hội nghị trực tuyến Chung tay phòng, chống mua bán người với chủ đề “Lắng nghe nạn nhân – Dẫn lối hành động”.

 

Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga phát biểu tại sự kiện 

Đây là năm thứ 6 Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Công an tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống mua bán người cho nhân dân, phụ nữ và trẻ em. 

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga nhấn mạnh, hai năm trở lại đây, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh đã để lại những hệ quả tiêu cực, tội phạm mua bán người bất chấp thủ đoạn, tăng cường lợi dụng mạng xã hội để lừa bán nạn nhân. Nạn nhân của bọn tội phạm này chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.

Dịch COVID-19 cũng tác động tiêu cực đến việc làm, thu nhập của người dân, đặc biệt của phụ nữ, khiến họ dễ trở thành nạn nhân của mua bán người. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, có 51% nạn nhân bị mua bán có hoàn cảnh kinh tế khó khăn và 29% trẻ em bị mua bán là do gia đình không êm ấm hoặc thiếu sự chăm sóc của cha mẹ.

Trong khi đó, việc các nước tăng cường kiểm soát biên giới trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 càng khiến thủ đoạn của tội phạm mua bán người có xu hướng tinh vi hơn, sử dụng mạng xã hội nhiều hơn, địa bàn hoạt động và mục đích mua bán người mở rộng hơn, khiến cho tình trạng mua bán người bị đẩy sâu vào trong bóng tối và gây nhiều khó khăn cho công tác đấu tranh triệt phá, giải cứu nạn nhân.

"Với chủ đề của Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người năm nay được Liên hợp quốc xác định là "Lắng nghe nạn nhân - Dẫn lối hành động", khuyến nghị các quốc gia lấy nạn nhân làm trung tâm trong mọi giải pháp về phòng, chống mua bán người. Đây cũng là quan điểm, cách tiếp cận của Chính phủ Việt Nam trong phòng, chống mua bán người", bà Hà Thị Nga nhấn mạnh. 

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam kêu gọi các cán bộ, hội viên, phụ nữ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nêu cao tinh thần cảnh giác, phối hợp ngành công an và các cấp, các ngành chủ động, kịp thời, phát hiện, tố giác tội phạm; tư vấn, hỗ trợ cho nạn nhân. Đặc biệt, phát huy hiệu quả hoạt động của Ngôi nhà bình yên, Ngôi nhà nhân ái để nơi đây thực sự là điểm tựa để nâng đỡ chị em trở về, tái hòa nhập cộng đồng.

Tại sự kiện, đã diễn ra cuộc tọa đàm về công tác phòng, chống mua bán người với sự tham gia của đại diện Ngôi nhà bình yên (Trung tâm Phụ nữ và Phát triển - Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam), Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) và Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng).

Các ý kiến tại tọa đàm nhấn mạnh, mỗi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác để tự phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện các hành vi phạm tội mua bán người, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em cần thận trọng khi làm quen, giao tiếp trên mạng xã hội.

Nâng cao vai trò trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan đơn vị, vai trò tham mưu nòng cốt của công an nhân dân trong tổ chức triển khai phong trào phòng, chống mua bán người; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở, đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về phòng, chống mua bán người.

Theo số liệu thống kê của Bộ Công an cho thấy, ở nước ta trong giai đoạn từ năm 2016- 2020, mỗi năm các cơ quan chức năng Việt Nam đã phát hiện, bắt giữ 260 vụ, 340 đối tượng liên quan tội phạm mua bán người. Số nạn nhân bị lừa bán là gần 500 nạn nhân, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. 

Kim Dung

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top