Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Cần nhìn nhận khách quan về quy hoạch báo chí ở Việt Nam

Sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông phổ biến Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, một số tờ báo nước ngoài và trang mạng đã xuất hiện những ý kiến phiến diện, phản ánh không đúng bản chất về đề án quy hoạch này.Cái nhìn thiếu thiện chí Không chỉ có những cái tiêu đề giật gân như: “Quy hoạch báo chí đến 2025 gây tranh cãi”, “Đề án quy hoạch lại báo chí của Việt Nam gây hoang mang”, “Vạn người sẽ mất việc trong cuộc “quy hoạch” truyền thông Việt Nam”..., một số tờ báo nước ngoài còn cố tình trích dẫn một số ý kiến cực đoan của một số “nhà đấu tranh dân chủ” trong nước về đề án quy hoạch báo chí. Không phải bây giờ, mà đã từ lâu, những “nhà báo tự do” vẫn thường có cái nhìn thiếu khách quan về bảo đảm tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam. Việc họ nhìn nhận, đánh giá không đúng bản chất của đề án quy hoạch báo chí lần này cũng không ngoài mục đích cố

Độc giả tham quan và đọc báo tại Hội báo Xuân toàn quốc Ất Mùi 2015 tại Hà Nội

Độc giả tham quan và đọc báo tại Hội báo Xuân toàn quốc Ất Mùi 2015 tại Hà Nội

Cái nhìn thiếu thiện chí

Không chỉ có những cái tiêu đề giật gân như: “Quy hoạch báo chí đến 2025 gây tranh cãi”, “Đề án quy hoạch lại báo chí của Việt Nam gây hoang mang”, “Vạn người sẽ mất việc trong cuộc “quy hoạch” truyền thông Việt Nam”..., một số tờ báo nước ngoài còn cố tình trích dẫn một số ý kiến cực đoan của một số “nhà đấu tranh dân chủ” trong nước về đề án quy hoạch báo chí. Không phải bây giờ, mà đã từ lâu, những “nhà báo tự do” vẫn thường có cái nhìn thiếu khách quan về bảo đảm tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam. Việc họ nhìn nhận, đánh giá không đúng bản chất của đề án quy hoạch báo chí lần này cũng không ngoài mục đích cố tình đánh lạc hướng dư luận, làm cho dư luận hiểu không đầy đủ, thấu đáo về ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như mục đích lành mạnh của việc quy hoạch báo chí ở Việt Nam, qua đó nhằm xuyên tạc chế độ chính trị của Việt Nam.

Cần hiểu rõ những nội hàm của quy hoạch báo chí

Ngay như tên gọi của đề án “Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025”, từ “phát triển” đặt trước từ “quản lý”, nghĩa là quy hoạch trước hết nhằm hướng đến, tập trung ưu tiên để tạo điều kiện cho báo chí phát triển thuận lợi, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, cũng như bất cứ lĩnh vực nào muốn phát triển đúng hướng, lành mạnh phải gắn liền với công tác quản lý. Báo chí là lĩnh vực đặc thù, hệ trọng, nhạy cảm nên không thể không gắn liền với sự quản lý của Nhà nước. Do đó, nếu hiểu quy hoạch báo chí chỉ đơn thuần là “siết chặt quản lý báo chí” là hạn hẹp, thô thiển.

Mặt khác, nội dung của đề án quy hoạch báo chí không dừng lại ở phạm vi, quan điểm, mục tiêu, định hướng quy hoạch đối với từng loại hình báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử), mà quan trọng hơn đề án còn xác định 9 giải pháp thực hiện, gồm: Thông tin, tuyên truyền; Xây dựng pháp luật, cơ chế, chính sách; Tổ chức bộ máy; Chỉ đạo, điều hành; Nâng cao năng lực thực thi pháp luật; Đầu tư tài chính; Nguồn nhân lực báo chí; Ứng dụng khoa học công nghệ; Hợp tác quốc tế về báo chí và thông tin đối ngoại. Vì vậy, những ý kiến cho rằng quy hoạch báo chí chỉ là việc sắp xếp, điều chỉnh, tiết giảm các cơ quan báo chí, thì chẳng khác nào “nhìn cây mà không thấy rừng”. Hay nói cách khác, đó chỉ là cái nhìn hời hợt ở bên ngoài để thấy hiện tượng đơn lẻ mà không thấy hết và đánh giá thấu đáo vấn đề.

Mục đích của “Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025” là nhằm sắp xếp, cơ cấu lại hệ thống báo chí bảo đảm đủ số lượng gắn với đổi mới mô hình hoạt động, phát triển các loại hình báo chí theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin lành mạnh, đa dạng, phong phú của các tầng lớp nhân dân. Đề án quy hoạch báo chí có một số điểm nổi bật sau:

Thứ nhất: Phủ rộng diện tích thông tin, bảo đảm thông tin cho tất cả các vùng, miền, khu vực, địa phương trong cả nước. Theo đó, 100% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều có ít nhất 1 cơ quan báo chí, 1 đài phát thanh- truyền hình, 1 cơ quan tạp chí về văn học nghệ thuật.

Thứ hai: Phủ rộng lĩnh vực thông tin, bảo đảm thông tin cho tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Theo đó, 100% bộ, ngành, đoàn thể Trung ương ít nhất đều có 1 cơ quan báo chí in, 1 cơ quan tạp chí in. Những tổ chức chính trị- xã hội- nghề nghiệp có số lượng hội viên đông, phạm vi hoạt động rộng khắp, có sức lan tỏa lớn trong xã hội như Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam đều có 1 cơ quan báo chí in, 1 cơ quan tạp chí in.

Thứ ba: Phủ diện thông tin cho các đối tượng trong xã hội. Theo đó, tất cả các giai cấp, tầng lớp, thành phần, giới tính trong xã hội (công nhân, nông dân, trí thức, cựu chiến binh, thanh thiếu niên, phụ nữ, công đoàn, các tôn giáo hoạt động hợp pháp...) đều có ít nhất 1 cơ quan báo chí (báo chí in hoặc báo chí điện tử). Trong đó ưu tiên bảo đảm thông tin cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Hiện nay, nước ta có 20 đầu báo được cấp miễn phí cho bà con dân tộc thiểu số ở những địa bàn đặc biệt khó khăn, đã minh chứng điều này.

Thứ tư: Cùng với khai thác, phát huy lợi thế của các cơ quan báo chí của tỉnh, thành phố, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các tổ chức chính trị- xã hội- nghề nghiệp, sẽ đầu tư tập trung ưu tiên nguồn lực để phát triển một số cơ quan báo chí chủ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân thành những tổ hợp truyền thông đa phương tiện, góp phần xây dựng nền tảng, môi trường thông tin lành mạnh cho đất nước và xã hội.

Thứ năm: Tiếp tục coi trọng các loại hình báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử), trong đó sắp xếp, tinh giản một số cơ quan báo chí in gặp nhiều khó khăn trong hoạt động; đồng thời chú ý tạo điều kiện thuận lợi hơn cho báo chí điện tử hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin nhanh nhạy của công chúng trong thế giới thông tin bùng nổ. Cách làm này là phù hợp với xu thế phát triển của báo chí thế giới hiện nay.

Như vậy, Đề án quy hoạch báo chí lần này đã bao quát đầy đủ hơn về bảo đảm thông tin ở tất cả các địa bàn, các lĩnh vực, các đối tượng trong xã hội. Hay nói cách khác, thông qua quy hoạch báo chí vừa nhằm tránh tình trạng “khoảng trống thông tin” hoặc thông tin “chỗ thừa, nơi thiếu”, vừa bảo đảm cho thông tin đến được với tất cả mọi người dân trên khắp mọi miền đất nước, từ đó tạo cơ hội cho mọi công dân được quyền tiếp cận, hưởng thụ thông tin- một trong những quyền căn bản của con người đã được hiến định trong Hiến pháp 2013.

Bảo đảm quyền lợi cho những người làm báo

Khi Đề án quy hoạch báo chí được triển khai, về cơ bản phần lớn những người làm báo vẫn yên tâm hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên, do sắp xếp, điều chỉnh một số cơ quan báo chí nên khó tránh khỏi một bộ phận nhà báo sẽ “dôi dư”. Nghề báo vốn là nghề chọn người rất khắt khe, nên qua đợt sắp xếp này, một số người làm báo không có “duyên” với nghề có thể tìm kiếm công việc khác thích hợp hơn. Tuy vậy, các cơ quan chức năng, cơ quan chủ quản báo chí cũng sẽ tìm ra những giải pháp thấu lý, đạt tình để giúp số người làm báo này vẫn có thể làm việc, cống hiến và phát triển ở những vị trí, lĩnh vực phù hợp. Hơn nữa, như lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông đã khẳng định: Việc quy hoạch, sắp xếp lại các cơ quan báo chí sẽ được làm thận trọng, có lộ trình hợp lý, bước đi thích hợp; đồng thời luôn lắng nghe dư luận, lắng nghe các cơ quan báo chí để xử lý những vấn đề nảy sinh một cách khoa học, không gây xáo trộn đời sống báo chí, cố gắng tạo điều kiện tối đa để bảo đảm quyền lợi cho những người làm báo./.

Nguyễn Văn Hải

Tạp chí Người Làm Báo số 382 - Tháng 12/2015

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top