Các công ty Nhật Bản quan tâm dự án rạch Xuyên Tâm tại ​TP.HCM

21:21 08/04/2017 - Kinh tế
Sáng nay, trong chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng đã cuộc gặp với nhóm các công ty xây dựng Nhật Bản về thực hiện ​dự án ​rạch ​Xuyên​ Tâm trên địa bàn quận Bình Thạnh.

Ông Đinh La Thăng trao đổi với các công ty Nhật Bản. (Ảnh: Tiến Lực/TTXVN)

Các công ty xây dựng  Nhật Bản gồm Daiwa Housing, Mitsubishi, Fujita Engineering, Oriental Consulting Group đang rất quan tâm ​dự án ​rạch ​Xuyên​ Tâm trên địa bàn quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Dự án sẽ ảnh hưởng đến khoảng 2.000 hộ dân, phần lớn là các hộ lấn chiếm kênh rạch.

Ông Nguyễn Văn Tám, phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố  Hồ Chí Minh cho biết, Ủy ban Nhân dân Thành phố đã giao Công ty cổ phần Hà Nội Ngàn năm nghiên cứu lập dự án khả thi và hiện công ty đang hoàn thiện. Ước tính chi phí giải phóng mặt bằng hơn 2.000 tỷ đồng và nằm trong tổng mức đầu tư của dự án, sẽ do nhà đầu tư chi trả.

Theo ông Nguyễn Văn Tám, công tác tổ chức giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ tái định cư sẽ do Ủy ban Nhân dân quận Bình Thạnh thực hiện; trong khi quỹ nhà tái định cư cũng đã được Thành phố chuẩn bị.

Vì vậy, công tác bồi thường giải phóng mặt sẽ được triển khai ngay sau khi Công ty cổ phần Hà Nội Ngàn năm bàn giao ranh mốc chiếm dụng công trình, giải phóng mặt bằng.

Cảm ơn sự quan tâm của các công ty Nhật Bản đối với dự án, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng cho rằng, dự án ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân thành phố, vì dự án vừa cải tạo kênh rạch, chỉnh trang đô thị và nâng cao đời sống người dân. 

Tuy nhiên, dự án đã nghiên cứu thực hiện quá lâu (từ năm 2010), vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam (Công ty CP Hà Nội Ngàn Năm) khẩn trương hoàn thiện dự án.

Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh gặp gỡ, trao đổi về dự án Rạch xuyên tâm. (Ảnh: Tiến Lực/Vietnam+)

Ông Đinh La Thăng nhấn mạnh các nhà đầu tư Nhật Bản tham gia dự án cần khẩn trương làm các thủ tục hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam; sớm ký kết với JICA để khẳng định nguồn vốn thực hiện dự án. Thành phố cam kết giải phóng mặt bằng không quá 18 tháng và quyết tâm để trong năm 2017 khởi động dự án và hoàn thành trước năm 2020.

Tại buổi làm việc, đại diện các nhà đầu tư Nhật Bản đã trao đổi, quan tâm tìm hiểu nhiều vấn đề về giải quyết vấn đề môi trường nước trên kênh; tiến độ giải phóng mặt bằng; đầu tư xây dựng nhà ở mới hình thành từ dự án phát triển quỹ đất hai bên rạch cho người có thu nhập trung bình./.

Theo TTXVN

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top