Bệnh “lệch thị” và cuộc chiến “nắn dòng” thông tin sai lệch

Kỳ 1: “Cơn lốc” của truyền thông xã hội

Để tạo môi trường truyền thông “sạch”, những người tham gia mạng xã hội cần phải tỉnh táo, nhận biết rõ thật - giả khi tiếp cận thông tin. Ảnh minh họa

Mê trận trong vòng xoáy thông tin

Thời gian qua, giữa lúc toàn Đảng đang đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; một số trang web, blog và Youtube đã tung ra nhiều thông tin “hậu trường” nhạy cảm. Những thông tin này liên quan đến hình ảnh của một số lãnh đạo cấp cao, cũng như vấn đề kinh tế - xã hội, tạo hiệu ứng tiêu cực, gây hoang mang, lo lắng, suy giảm niềm tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng và Nhà nước.

Trong những ngày gần đây, một số trang web và mạng xã hội làm “nóng” thông tin về việc “Chính phủ Đức dừng cấp visa cho công dân Việt Nam”, hay “Lãnh đạo TP. Đà Nẵng bị kỷ luật”... Liên quan đến những thông tin đó, có một phần sự thật đã được các cơ quan chức năng giải đáp rõ ràng.

Thí dụ, sau khi trên mạng xã hội truyền phát thông tin “Chính phủ Đức tạm dừng cấp thị thực cho công dân Việt Nam” 1 ngày, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam đã ra thông báo chính thức cải chính thông tin, đồng thời giải thích là do hệ thống làm thủ tục cấp thị thực bị quá tải, thời gian chờ đợi có thể sẽ kéo dài hàng tuần.

Hoặc liên quan đến thông tin về việc kỷ luật hai cán bộ chủ chốt của TP. Đà Nẵng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông báo rất rõ ràng về tính chất, mức độ vi phạm của từng cán bộ. Tuy nhiên, một số người tự nhận là “đấu tranh cho dân chủ”, tự cho mình là “người phán xử” để thêu dệt, luận bàn theo kiểu “tọa đàm”, tổ chức sản xuất thành các đoạn clip ngắn, phát tán trên các báo mạng không có thiện chí với Việt Nam, gây kích động, làm rối loạn môi trường truyền thông.

Một số người xưng danh là “nhà báo” đưa ra nhận định và suy luận rằng, “đây là sự đấu đá nội bộ trước Hội nghị Trung ương 6”... Cách thức suy diễn và quy kết bừa bãi này nhằm đánh lừa dư luận, tạo ra mê trận trong vòng xoáy thông tin của thời đại truyền thông số.

Chủ động “nắn dòng” thông tin sai lệch, định hướng dư luận, tạo niềm tin cho công chúng

Ranh giới thông tin mập mờ

Phân tích từ đời sống truyền thông hiện nay có thể thấy, những thông tin, kể cả các clip tự sản xuất phát tán rộng rãi trên mạng Internet đều ở dạng “mập mờ”, thiếu căn cứ, rất khó kiểm chứng.

Mục đích cuối cùng là gây kích động, mất đoàn kết, ảnh hưởng đến đời sống xã hội của đất nước. Một số clip chỉ là đoạn video, hoặc cóp nhặt những ảnh trên mạng rồi cắt ghép, tạo dạng slide show, thậm chí có cả lời bình được thu âm, thể hiện như những đoạn video chuyên nghiệp. Đây là cách làm khá phổ biến hiện nay trên Youtube, hoặc một số trang báo mạng của nước ngoài như BBC, VOA...

Một trong những nguyên tắc tối thượng của thông tin báo chí là tôn trọng sự thật, và phải trả lời đầy đủ các câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Bao giờ? Như thế nào? Tại sao? Do vậy, những ai cung cấp thông tin nghiêm túc, có trách nhiệm đều phải dựa trên nền tảng của nguyên tắc tối thượng đó, mới tạo sự tin tưởng đối với người tiếp nhận thông tin.

Song, điều đáng lo ngại là, những người chuyên lắp ghép, gọt giũa thông tin tạo ranh giới mập mờ thông tin thật - giả đó, họ không những không tôn trọng nguyên tắc của sự thật mà còn lấp liếm, né tránh các câu hỏi nhằm vào hai mục đích là: “ngụy tạo ra bí mật” và “khơi gợi trí tò mò” của công chúng. Trong thực tế, khi người nghe/xem những thông tin đó, không hiểu sâu hay nắm rõ bản chất của vấn đề thường hay bị thông tin xấu độc đó lôi kéo, dẫn dắt, mất niềm tin dẫn đến hoài nghi, hoang mang, dao động.

Để loại bỏ những thông tin mập mờ, tạo môi trường truyền thông “sạch”, trước hết, những người tham gia mạng xã hội cần phải tỉnh táo, “tĩnh tâm”, nhận biết rõ thật - giả khi tiếp cận thông tin. Đặc biệt, trước những thông tin xấu độc, trái chiều, các cơ quan chức năng cần công bố thông tin chính thống, dập tin đồn bằng cách “lấy chính trừ tà”, góp phần định hướng dư luận xã hội. Mặt khác, các cơ quan chức năng cần vào cuộc kịp thời, xử lý nghiêm những đối tượng tung tin bịa đặt, cả những đối tượng tiếp tay cho sự bịa đặt đó lan truyền trong xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thành Huy Long

Series: Bệnh “lệch thị” và cuộc chiến “nắn dòng” thông tin sai lệch

>>> Kỳ II: Bệnh “lệch thị” và những hệ lụy

>>> Kỳ III: “Nắn dòng” thông tin sai lệch: “Lấy chính trừ tà”

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top