Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Bảo đảm quyền lợi cho người lao động bị doanh nghiệp nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội

02:43 08/02/2023 - Văn hóa xã hội
Phát biểu tại phiên làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra mới đây, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã đề nghị Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị, trình Quốc hội cách xử lý nhằm bảo đảm quyền lợi cho hơn 200.000 lao động bị doanh nghiệp nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội.

Bảo đảm quyền lợi cho người lao động bị doanh nghiệp nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội_ Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, đến hết tháng 9/2022, số tiền doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp phải tính lãi là gần 14.600 tỷ đồng, chiếm gần 3,4% số phải thu. Chỉ riêng trong giai đoạn 2018 - 2022, cơ quan bảo hiểm xã hội đã kiến nghị khởi tố 382 vụ trốn đóng bảo hiểm xã hội nhưng không có vụ việc nào bị xử lý; có 186 vụ cơ quan điều tra xác định không khởi tố vì chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm; hơn 3.200 tỷ đồng nợ bảo hiểm xã hội kéo dài.

Thực tế này cũng được phản ánh tại Phiên họp toàn thể lần thứ 7 của Ủy ban Xã hội diễn ra vào tháng 9/2022. Cụ thể, theo báo cáo của cơ quan bảo hiểm xã hội, tính đến cuối năm 2021, tổng số nợ bảo hiểm xã hội bắt buộc là hơn 10.200 tỷ đồng, trong đó 80% là doanh nghiệp ngoài quốc doanh; gần 30.000 doanh nghiệp mất tích, phá sản, giải thể, chủ là người nước ngoài bỏ trốn, nợ tồn từ nhiều năm, với số tiền hơn 3.200 tỷ đồng rất khó đòi - cơ quan bảo hiểm xã hội nhận định.

Lý do rất khó đòi là bởi xác định hành vi trốn đóng. Doanh nghiệp có lý do của mình như chưa đóng, chậm đóng hoặc nợ chứ không phải là trốn. Cũng bởi lý do này mà Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, khi sửa Luật Bảo hiểm cần có thêm các điều khoản về xử lý nợ xấu và làm rõ hơn các hành vi chậm đóng, trốn đóng, nợ kéo dài vì từ ngữ chưa rõ dẫn đến việc khi cơ quan điều tra đến làm việc với doanh nghiệp nợ bảo hiểm thì nhận được câu trả lời là chưa có tiền, khi nào có sẽ đóng chứ không trốn nên khó xác định được hành vi.

Liên quan đến vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh lại cho rằng, Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán hướng dẫn áp dụng Bộ luật Hình sự về các tội danh trốn đóng, gian lận, nợ bảo hiểm xã hội giải thích rất rõ từ ngữ còn nhiều tranh cãi trong thời gian qua. Đặc biệt nghị quyết đã xác định cơ quan bảo hiểm xã hội là bên bị hại nên có quyền đề nghị cơ quan công an điều tra, khởi tố. Công đoàn cũng có thể đề nghị cơ quan thẩm quyền khởi kiện các vụ nợ bảo hiểm.

Có thể thấy, vấn đề mấu chốt hiện nay để xử lý tình trạng nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội là xác định hành vi. Tiếp đó là hướng giải quyết như thế nào vì với các loại thuế, nhà nước xóa hoặc miễn nhưng bảo hiểm xã hội là tiền của người lao động nên phải tính toán. Bên cạnh đó trong quá trình xử lý phải bảo đảm quyền lợi chính đáng và hợp pháp của người đóng.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh đã từng phát biểu rằng, mục tiêu cuối năm 2022 hoặc đầu năm 2023 phải có một vài vụ nợ bảo hiểm xã hội bị khởi tố, đưa tòa xét xử nhằm giúp thu hồi nợ, bảo đảm quyền lợi người lao động và răn đe những trường hợp khác. Tuy nhiên, vấn đề có thể không nằm ở việc xử lý một vài "vụ việc điểm" mà quan trọng vẫn là giải pháp để tháo gỡ những khó khăn trước mắt. Đồng thời, có chế tài, giải pháp mạnh và quan trọng là việc xử lý, xử phạt phải quyết liệt, chặt chẽ hơn để doanh nghiệp tự nguyện, tự giác thực hiện, từ đó giải quyết dứt điểm tình trạng này.

Gia Linh

Tags
Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top