Báo chí giúp Hà Nội giữ được nhiều di tích quý giá
20:44 27/06/2016
- Văn hóa xã hội
Báo chí có vai trò không nhỏ vào việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản vật thể, phản biện những sai phạm trong công tác bảo tồn di tích ở Hà Nội, là nhận định được nhiều đại biểu đồng tình tại Hội thảo khoa học “Báo chí với việc bảo tồn phát huy văn hóa phi vật thể của Hà Nội” do Báo Người Hà Nội phối hợp với Tạp chí Người Làm Báo và Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội tổ chức ngày 11/6 tại Hà Nội.
Quang cảnh Hội thảo_Ảnh:Hoàng Lâm
Báo chí tích cực “cứu” di tích
Với gần 20 tham luận cùng 15 ý kiến phát biểu trực tiếp tại hội thảo, các đại biểu đã đưa ra những đánh giá, góc nhìn về thực trạng văn hóa vật thể của Thủ đô trên mọi phương diện: Từ chính sách quản lý đến cách ứng xử với văn hóa vật thể, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể tiêu biểu, giữ gìn và quảng bá văn hóa vật thể của Hà Nội với người dân cả nước cũng như du khách quốc tế.
Theo nhiều đại biểu, những phát hiện, phản ánh của báo chí về những vụ làm sai, làm hỏng, làm biến dạng và vi phạm pháp luật về di sản trong quá trình quản lý, tôn tạo di tích đã được báo chí tích cực vào cuộc, kịp thời “cứu” được phần nào các hiện vật quý đang bị xâm phạm. Nhiều vụ việc được các cơ quan chức năng phát hiện, kiểm tra, xử lý vi phạm chính nhờ sự lên tiếng của các nhà báo.
Cần có kiến thức và dựa vào cộng đồng
Tuy nhiên, không phải vụ việc nào báo chí cũng kịp thời lên tiếng để bảo vệ di sản. Có tờ báo còn “tiếp tay” làm mờ bản sắc văn hóa dân tộc khi ca ngợi những việc làm phi nghệ thuật truyền thống. Do đó, người làm báo muốn bảo vệ được di sản văn hóa, phải có kiến thức về văn hóa để đọc được các tầng nghĩa trong di sản và tuyên truyền cho người dân hiểu về giá trị của di tích.
TS Trần Bá Dung, Ủy viên Ban thưởng vụ, Trưởng Ban nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại Hội thảo_Ảnh:Hoàng Lâm
Theo TS Trần Bá Dung, Ủy viên Ban thưởng vụ, Trưởng Ban nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, có những bài báo khi nói về di tích, di sản còn “lỗ mỗ” về kiến thức, còn “méo mó” trong cách nhìn. Nhà báo Trần Bá Dung đề nghị mỗi nhà báo cần nâng cao khả năng phản biện đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể. Bên cạnh việc tuyên truyền, người làm báo cần có kiến thức để kiến phản biện chính sách, phản biện phương thức bảo tồn của các cơ quan, các địa phương góp phần hoàn thiện, bổ sung cho những thiếu hụt, bất cập của công tác bảo tồn di sản thời gian qua.
Theo thống kê Hà Nội có gần 5.850 di tích, trong đó có 1 di sản thế giới, 11 di tích quốc gia đặc biệt, 1.167 di tích quốc gia, 1.179 di tích cấp thành phố. Trong những năm qua, TP Hà Nội luôn dành sự quan tâm cho công tác bảo tồn văn hóa vật thể, các di tích lịch sự. Tuy nhiên việc quản lý, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa vật thể còn nhiều hạn chế. |
Hoàng Lâm
Bình luận: 0
Tin tức liên quan
- Herbalife Việt Nam đồng hành cùng VTV3 khép lại mùa thứ hai “Sinh viên thế hệ mới” thành công (03:16 21/11/2024)
- Giải pháp ứng cứu và phục hồi hệ thống sau thảm họa tấn công mạng (01:29 13/11/2024)
- Fashion Show "Cội nguồn tinh hoa hội tụ": Sự giao thoa đầy sáng tạo kể câu chuyện thời trang Việt (10:09 12/11/2024)
- Culture in you, hướng đến bảo tồn văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập toàn cầu (06:14 03/11/2024)
- Lời nhắn mong manh (01:40 03/11/2024)