Báo chí ASEAN vì sự phát triển của khu vực

Với chủ đề “Kết nối cộng đồng ASEAN thông qua báo chí truyền thông”, Hội nghị Biên tập viên ASEAN 2016 đã diễn ra tại Thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia từ ngày 5-6/4/2016. Hội nghị này do Bộ Truyền thông và Đa phương tiện Malaysia, Thông tấn xã quốc gia Malaysia BERNAMA phối hợp với Ban Thư ký ASEAN tổ chức.

Hợp tác truyền thông, thúc đẩy ASEAN phát triển

Gần 100 đại biểu đại diện các cơ quan báo chí trong khu vực, trong đó có các nhà báo đại diện của Việt Nam đến từ Bộ Thông tin và Truyền thông, Thông tấn xã Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Báo Thanh niên đã tham dự hội nghị...

Hội nghị Biên tập viên ASEAN 2016 đã ra nghị quyết kêu gọi các nước tăng cường hợp tác báo chí truyền thông, đưa cộng đồng ASEAN phát triển vững chắc trong tương lai.

Một trong những nội dung quan trọng trong hội nghị lần này là việc cam kết thiết lập diễn đàn thường xuyên cho biên tập viên các nước gặp gỡ, trao đổi quan điểm, ý tưởng về sự tăng cường hợp tác truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả trong việc truyền tải tầm nhìn và mục tiêu của khối.

Các đại biểu cũng thống nhất tổ chức thường xuyên Hội nghị Biên tập viên ASEAN hằng năm, nhằm xem xét những đóng góp của truyền thông đối với khu vực.

Đề xuất thành lập Thông tấn xã ASEAN

Hội nghị biên tập viên ASEAN 2016 nhất trí nghiên cứu thành lập Thông tấn xã ASEAN nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin, phổ biến tin tức về ASEAN và thúc đẩy hơn nữa sự hội nhập của giới truyền thông trong khu vực.

Liên đoàn Các nhà báo ASEAN (CAJ)

- Ngày 11/3/1975, Liên đoàn các nhà báo ASEAN - Confederation of ASEAN Journalists (CAJ) được chính thức thành lập tại thủ đô Jakarta, indonesia gồm 5 thành viên sáng lập: Hội nhà báo indonesia (PWJ), Hiêp hội Nhà báo Quốc gia Malaysia (NUJM), Câu lạc bộ báo chí quốc gia Philippines (NPC), Liên đoàn báo chí Thái Lan (CTJ) và Hiệp hội Nhà báo Quốc gia Singapore (SNUJ).

+ Qua 4 thập kỷ hoạt động và phát triển, từ 5 nước thành viên sáng lập, hiện nay số thành viên chính thức của CAJ là 7 thành viên, 3 thành viên liên kết và 5 quan sát viên từ các quốc gia ngoài khu vực.

+ Các nhà báo ASEAN đã cùng hợp tác với nhau trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là về mặt nghiệp vụ nhằm tăng cường sức mạnh liên kết để xây dựng CAJ trở thành một tổ chức gắn kết, giúp nhau cùng phát triển, góp phần củng cố sự đoàn kết, tình hữu nghị và quan hệ hợp tác giữa các nhà báo nói riêng, và nhân dân trong khu vực ASEAN nói chung.

+ Việt Nam là thành viên chính thức của Liên đoàn các nhà báo ASEAN từ tháng 3/1996.Từ ngày 25-29/11, tại Hà Nội, Liên đoàn các nhà báo ASEAN (CAJ) tổ chức kỷ niệm 40 năm ngày thành lập và Đại hội đồng lần thứ 18 và Việt Nam chính thức đảm nhiệm chức Chủ tịch CAJ nhiệm kỳ (2015-2017)

Ông AKP Mochtan, Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách vấn đề cộng đồng và doanh nghiệp đánh giá cao việc hội nghị đề xuất thành lập hãng thông tấn khu vực. Cộng đồng ASEAN với dân số hơn 630 triệu người đang ngày càng trở nên năng động và kết nối mạnh mẽ hơn. Vì vậy, việc thành lập một hãng thông tấn trong khu vực có ý nghĩa rất quan trọng và đúng lúc. Điều này sẽ góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy hơn nữa quá trình hội nhập và kết nối trong ASEAN.

Bộ trưởng Truyền thông và Đa phương tiện Malaysia Salleh Said Keruak thay mặt nước chủ nhà đã đưa ra đề xuất thành lập thông tấn xã chung cho cả khối. Theo ông Salleh Said Keruak, nếu ASEAN có một thông tấn xã chung của khu vực sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hợp tác của ASEAN trên nhiều lĩnh vực. Bộ trưởng Salleh Said Keruak cũng đề nghị Ban Thư ký ASEAN nghiên cứu xây dựng sự đồng thuận giữa các nước thành viên và quyết định nước nào sẽ là nơi đặt trụ sở của Thông tấn xã ASEAN.

Theo ông Datuk Zulkefli Salleh, Tổng giám đốc Thông tấn xã Malaysia BERNAMA, 48 năm qua, ASEAN đã đạt được rất nhiều thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội, đặc biệt là việc thành lập cộng đồng ASEAN vào ngày 31/12/2015. Tuy nhiên, hội nhập trong lĩnh vực báo chí truyền thông lại tụt hậu trong tiến trình hội nhập khu vực, do đó các nước thành viên rất cần phải phối hợp thông tin trong ASEAN. Ông cho biết, hiện nay có khoảng 1.500 tổ chức báo chí truyền thông đưa tin bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên, hầu như mọi quốc gia trong khối đều phải đang đối mặt với nhiều vấn đề xuyên biên giới liên quan đến chủ quyền và an ninh quốc gia.

Ông DatukZulkefli Salleh cho rằng, hiện nay, các cơ quan báo chí truyền thông ASEAN trông cậy nhiều vào các nguồn quốc tế để đưa tin về những gì xảy ra ở các nước láng giềng. Trên thực tế, góc nhìn của báo chí bên ngoài đôi khi không phản ánh đúng lợi ích tốt đẹp nhất của một quốc gia hoặc khu vực, khi mà không có nhiều cơ quan báo chí truyền thông ASEAN có phóng viên thường trú tại các thành viên khác của khối. Do đó, ASEAN cần tạo dựng mối quan hệ mạnh mẽ giữa các cơ quan báo chí truyền thông để duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực./.

Thành Nam

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top