Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Bản lĩnh của Doanh nhân để vượt qua khó khăn sau đại dịch Covid 19

Tinh thần Doanh nhân Việt Nam trong những năm gần đây được Đảng, Chính phủ, các cơ quan, ban ngành đặc biệt quan tâm và tạo mọi điều kiện để Doanh nhân chung tay, góp sức xây dựng nền kinh tế nước nhà. Trong những thời điểm khó khăn nhất, đặc biệt là sau đại dịch Covid 19 Đảng, Chính phủ, các cơ quan ban ngành đặc biệt quan tâm tìm mọi giải pháp hỗ trợ Doanh nghiệp phát triển, đó là điều kiện vô cùng thuận lợi để Doanh nghiệp vượt qua mọi khó khăn, thách thức.

Ảnh minh họa

Doanh nhân, Doanh nghiệp Việt Nam hầu hết là những Doanh nhân, Doanh nghiệp trẻ. Doanh nghiệp nằm trong nhóm Doanh nghiệp nhỏ & Siêu nhỏ chiếm hơn 90% tổng số Doanh nghiệp cả nước đó cũng chính là vấn đề mà cả xã hội quan tâm và lo lắng cho Doanh nghiệp, Doanh nhân sau đại dịch Covid 19. Việc vượt qua mọi khó khăn, thách thức sau đại dịch Covid 19 đối với tất cả các Doanh nghiệp nhỏ, Siêu nhỏ và các Doanh nghiệp, Doanh nhân trẻ là cả một vấn đề cần phải bàn và cần phải có những giải pháp hỗ trợ cụ thể từ Đảng, Chính phủ, các cơ quan ban ngành, trong đó Báo chí cũng đóng góp một phần khá quan trọng để hỗ trợ và thay mặt các Doanh nhân, Doanh nghiệp để nói lên những tiếng nói khách quan về khó khăn thực tại và cùng với các Cơ quan, ban ngành phối hợp tìm cách tháo gỡ khó khăn.

Tuy vậy theo quan điểm của chúng tôi, tất cả các Doanh nhân, Doanh nghiệp vào lúc này cần phải hết sức chủ động để “Tự cứu lấy mình – Trước lúc trời đến cứu”. Tinh thần, bản lĩnh của Doanh nhân lúc này đóng một vai trò vô cùng quan trọng để chèo lái Doanh nghiệp của mình vượt qua khó khăn thách thức. Bên cạnh đó “Trong cái khó – Lại ló cái khôn” rất có thể là cơ hội tuyệt vời cho những Doanh nghiệp biết phát huy và tận dụng những thế mạnh vốn có của mình để vươn ra biển lớn và có những thành công rực rỡ sau đại dịch Covid 19

Để chia sẻ cùng quý Doanh nhân, Doanh nghiệp nhân dịp kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10/2021 những giải pháp cụ thể để chèo lái con thuyền Doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng sau đại dịch Covid 19 chúng tôi xin được chia sẻ một số kinh nghiệm thực tế cụ thể sau đây:

Thứ nhất: Lúc này hơn ai hết tất cả Doanh nhân phải hết sức tập trung cao độ làm việc cật lực hơn 200% công suất và khả năng của mình để biến khó khăn, thách thức trở thành “Hào khí kinh doanh”. Cần tập trung kêu gọi tất cả nhân sự tập trung cao độ và tinh thần đoàn kết để hàng ngày, hàng giờ tìm ra tất cả các giải pháp để ứng phó với khó khăn và tìm ra những điểm mạnh, giải pháp tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp với thị trường sau đại dịch Covid 19.

Thứ hai: Cần tập trung vào việc tái cơ cấu Doanh nghiệp từng ngày, từng giờ để sống chung với bối cảnh thị trường sau đại dịch, đặc biệt là tái cơ cấu nhân sự, tái cơ cấu cách làm, tái cơ cấu tài chính nhằm mục tiêu cắt giảm tất cả các chi phí không cần thiết, tập trung dồn toàn lực tài chính để đầu tư cho việc “Thay đổi – Hay là chết” của Doanh nghiệp. Muốn làm tốt điều đó mỗi Doanh nhân cần phải hết sức khéo léo, khôn ngoan, tỉnh táo để dựng “Lá cờ khởi nghĩa” trong từng vị trí nhân sự nòng cốt để đồng tâm, hiệp lực tìm ra hàng loạt phương án mới phù hợp nhất với Doanh nghiệp của mình.

Thứ ba: Phải khéo léo để vận dụng và tận dụng tất cả các nguồn hỗ trợ từ nhà nước hoặc các cơ quan đơn vị dù là nhỏ nhất, có những việc làm tuy rất nhỏ tuy nhiên trong những thời khắc khó khăn nhất như thế này sẻ là một động lực, tinh thần để toàn Doanh nghiệp nỗ lực vượt qua khó khăn. Bên cạnh đó cần tham gia thật nhiều các diễn đàn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho Doanh nghiệp nếu có thể, những cuộc gặp gỡ, chia sẻ có thể giúp Doanh nhân có một tầm nhìn mới, con đường mới để tự cứu lấy mình.

Thứ tư: Nghiên cứu thật kỹ các thị trường ngách để tìm ra những hướng đi phù hợp cho sản phẩm, dịch vụ của Doanh nghiệp mình. Thị trường ngách luôn là một thị trường rất quan trọng trong chiến lược Marketing và kinh doanh của Doanh nghiệp, những thị trường ngách màu mỡ, phù hợp cho tiềm lực, sản phẩm, dịch vụ sẻ giúp Doanh nghiệp dễ dàng hơn nhiều so với việc đương đầu với những “Ông Lớn” trong lĩnh vực của mình. Càng khó khăn thì thị trường ngách càng phát huy tác dụng đặc biệt cho đối tượng Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Thứ năm: Ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh hay chuyển đổi số Doanh nghiệp là việc làm hết sức quan trọng đặc biệt trong bối cảnh hiện nay Doanh nghiệp chỉ còn một con đường đó là “Thay đổi – Hay là chết” trong lúc Covid 19 luôn rình rập mọi ngõ ngách, Doanh nghiệp và cả đất nước chúng ta nếu không ứng dụng các giải pháp công nghệ vào hoạt động kinh doanh để bình ổn mọi hoạt động của Doanh nghiệp trong tình huống xấu nhất chắc chắn chúng ta luôn bị động với mọi biến đổi bất thường của Covid 19. Chúng ta chỉ còn một con đường đó là “Thực hiện hàng loạt giải pháp – Để sống chung với đại dịch Covid 19”. Theo chúng tôi để làm tốt việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh hay chuyển đổi số Doanh nghiệp thì chúng ta cần chú ý một số vấn đề cơ bản sau đây:

Một là: Thay đổi nhận thức ngay từ Doanh nhân, đến các vị trí nhân sự nòng cốt và từ bác bảo vệ đến tài xế phải xem việc ứng dụng công nghệ là việc làm hết sức bình thường, hết sức đơn giản. Phải thực hiện việc ứng dụng công nghệ triệt để từ những việc làm nhỏ nhất trong từng Doanh nghiệp. Chúng ta phải tập trung thay đổi tư tưởng để toàn thể Doanh nghiệp đồng thuận việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào việc sản xuất, kinh doanh theo xu thế của xã hội.

Hai là: Thực hiện việc ứng dụng công nghệ từ những việc sử dụng những ứng dụng có sẵn “Ứng dụng 0 đồng” đến việc đầu tư bài bản cho một nền tảng công nghệ cho một Doanh nghiệp rất tốn kém. Theo kinh nghiệm của chúng tôi để chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh đặc biệt đối với Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chúng ta cần phải thực hiện từng bước, từng việc tuy nhiên phải tuân thủ nguyên tắc “Phải làm thần tốc – Phải đồng bộ tất cả các vị trí, bộ phận, phòng ban”. Chúng ta cần chủ động xây dựng những quy trình, việc làm cụ thể đơn giản để toàn thể hệ thống làm quen dần từng việc. Không nên bỏ Cả cục tiền ra để đầu tư công nghệ ngay từ đầu sau đó thất bại sẻ làm cho Doanh nghiệp chán nãn, mất tinh thần, ý chí để rồi xem việc ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số là bài toán xa vời với Doanh nghiệp.

Ba là: Để thực hiện thành công việc chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh theo chúng tôi nên thực hiện các bước cơ bản sau:

Bước 1: Ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số cho hoạt động bán hàng, kinh doanh

Đối với hoạt động kinh doanh của một Doanh nghiệp, đặc biệt Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hiện nay các ứng dụng như: Facebook, Google, Website, Zalo, Youtobe là những nền tảng hàng đầu thế giới hiện nay chúng ta có thể khai thác giải pháp “Marketing 0 đồng” rất tuyệt vời từ các ứng dụng này và lời khuyên của chúng tôi cần triệt để thực hiện giải pháp “Marketing 0 đồng” đạt hiệu quả sau đó mới nên đầu tư ngân sách cho việc phát triển kênh bán hàng thông qua hệ sinh thái Online này.

Bước 2: Tổ chức thật tốt công tác truyền thông và Marketing Online

Việc tổ chức truyền thông, Marketing là yếu tố sống còn cho một Doanh nghiệp. Truyền thông, Marketing không chỉ phục vụ cho việc bán hàng mà công tác truyền thông, Marketing nội bộ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng để tổ chức một Doanh nghiệp bài bản và chuyên nghiệp. Bên cạnh đó giai đoạn hiện nay việc đồng hành của Báo chí với Doanh nghiệp để hỗ trợ truyền thông, Marketing theo chúng tôi là việc làm vô cùng ý nghĩa. Để thành công trong công tác Marketing, truyền thông chúng tôi khuyến nghị mỗi Doanh nhân cần thấu hiểu tầm quan trọng và quy trình thực hiện của công tác này. Bên cạnh đó cần thực hiện triệt để công tác Marketing, truyền thông ở mọi lúc, mọi nơi, trên mọi góc độ có thể. Đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng sau đại dịch Covid 19 việc tổ chức Marketing, truyền thông tốt sẽ là sự sống còn và phát triển thần tốc cho mọi Doanh nghiệp

Bước 3: Ứng dụng công nghệ vào việc quản trị, tổ chức điều hành Doanh nghiệp

Ứng dụng công nghệ vào việc tổ chức quản trị, điều hành Doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng. Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp giải pháp này với chi phí không cao tuy nhiên việc phù hợp và áp dụng tốt là điều mà các Doanh nghiệp phải quan tâm.

Bước 4: Ứng dụng công nghệ cho việc tự động hóa Doanh nghiệp.

Tự động hóa Doanh nghiệp là ai cũng mong muốn tuy nhiên không phải bất cứ Doanh nghiệp nào có thể thực hiện được để thực hiện được giải pháp tự động hóa Doanh nghiệp chúng ta cần thực hiện tốt 3 yếu tố nêu trên

Bước 5: Kiểm tra, đánh giá thật cụ thể, chi tiết từng kết quả hàng ngày, hàng tuần.

Kiểm tra, đánh giá từng hoạt động từng ngày, từng giờ đối với Doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Rất nhiều Doanh nghiệp nhỏ vẫn còn chủ quan yếu tố này. Theo chúng tôi mọi Doanh nhân cần đặc biệt quan tâm đến việc báo cáo, kiểm soát quá trình và tiến độ công việc dù là công việc nhỏ nhất.

Tập đoàn Tảo xoắn Đại Việt cũng là một đơn vị vừa mới khởi nghiệp tuy nhiên trong giai đoạn khó khăn nhất của Covid 19 trong suốt gần 2 năm quan tất cả lãnh đạo Tập đoàn đã đặc biệt quan tâm và quyết liệt việc tái cơ cấu và tổ chức chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy đến hiện tại Tập đoàn đã gặt hái được những thành tựu đáng kể đặc biệt là đơn vị tiên phong số 1 tại Việt Nam trong việc sản xuất, kinh doanh Tảo xoắn Spirulina trên quy mô lớn được Liên hiệp hội khoa học Việt Nam công nhận. Bên cạnh đó Tập đoàn Tảo xoắn Đại Việt còn nhận được 3 danh hiệu cao quý đó là: Giải nhì, Giải thưởng sáng tạo khoa kỹ thuật Việt Nam, được vinh danh vào Sách vàng Việt Nam năm 2021 và được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen về sản xuất, kinh doanh năm 2021.

Với những thành tựu và kết quả đã đạt được và hơn 15 năm kinh nghiệm điều hành, quản trị Doanh nghiệp chúng tôi trân trọng có những chia sẻ với toàn thể Doanh nhân một số ý kiến trên.

Thay mặt lãnh đạo Tập đoàn chúng tôi trân trọng gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, thành công đến toàn thể quý Doanh nhân Việt Nam nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10/2021. Kính chúc quý vị đủ tài năng và bản lĩnh để vượt qua mọi khó khăn, thách thức sau đại dịch Covid 19.

Nguyễn Xuân Diệu                                                                               

Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tảo xoắn Đại Việt, kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn DVH

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.