Phong trào Đông Du đầu thế kỷ XX và giá trị từ quá khứ đến hiện tại

Ngày 3/3, tại Trường Đại học Đông Á diễn ra hội thảo khoa học chủ đề “Phong trào Đông Du đầu thế kỷ XX- Những giá trị từ quá khứ đến hiện tại” chính thức diễn ra tại Trường Đại học Đông Á, mở đầu chuỗi hoạt động hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973-2023).

Là diễn đàn học thuật và nghiên cứu khoa học, hội thảo được diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến dưới sự chủ trì của PGS,TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Nhà sử học Dương Trung Quốc - Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và BGH Đại học Đông Á. Hội thảo thu hút các nhà nghiên cứu, nhà sử học trong cả nước, giảng viên và sinh viên các trường trên địa bàn TP. Đà Nẵng và đại diện Học viện Shibaura, Nhật Bản tham gia với hơn 300 người tham dự trực tiếp.

Toàn cảnh Hội thảo_ Ảnh: PV.

Hội thảo được chia thành 3 phiên làm việc với 20 báo cáo chuyên đề, trong đó có 13 báo cáo được trình bày trực tiếp tại hội thảo, của hơn 30 các nhà sử học, nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên trong cả nước.

Xuyên suốt hội thảo là những phân tích vừa tổng quan vừa chuyên môn sâu về các chủ đề được chia theo từng phiên làm việc: phong trào Đông Du đầu thế kỷ XX, ảnh hưởng của phong trào Đông Du đối với phong trào yêu nước và xu thế cải cách, duy tân ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, “Nhịp cầu Đông Du” bắc qua hai thế kỷ,… Trong đó, những hoạt động của phong trào Đông Du trên đất Nhật Bản trên tinh thần “cầu học” - học tập sự tiến bộ của bên ngoài cho sự nghiệp chấn hưng quốc gia, có thể xem là biểu tượng của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản. Tinh thần “Đông Du” vẫn còn nguyên giá trị khi các thế hệ Việt Nam thay nhau qua các nước tiến bộ, trong đó có Nhật Bản, học tập, tiếp thu sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật nhằm quay trở về Việt Nam xây dựng đất nước.

Tại các phiên trình bày, nhiều sử liệu mới được phát hiện và nhiều phân tích thú vị được các tác giả nghiên cứu và báo cáo tại hội thảo về phong trào Đông du và dấu ấn trong quan hệ giao lưu văn hóa, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản, ảnh hưởng của phong trào Đông Du (1905 - 1909) đến văn hóa của giới trẻ Việt Nam hiện nay, phong trào Đông Du và sứ mệnh kế tục “cầu học” của sinh viên  Trường Đại học Đông Á,…

Các đại biểu trình bày tham luận tại hội thảo_ Ảnh: PV.

“Hội thảo diễn ra trong bối cảnh hai nước Việt Nam và Nhật Bản đang hướng đến kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao, cũng là dịp để đúc kết những giá trị lịch sử, tư tưởng, khoa học, văn hóa, giáo dục mà phong trào Đông Du đầu XX đã mở hướng và trao truyền cho hậu thế, khơi dậy tinh thần “cầu học” đối với thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và với sinh viên Trường Đại học Đông Á nói riêng. Đó là những bài học quý báu mà thế hệ chúng ta và các thế hệ sau này tiếp nhận và thực hành cho công cuộc “hậu Đông du” vào thế kỷ XXI, tiếp nối đường lối “Đông du cầu học” đầu thế kỷ XX, trở thành trào lưu thế hệ trẻ Việt Nam “tiến ra thế giới, thâu nạp kiến thức, hoàn thiện bản thân”, để trở về phụng sự Tổ quốc, xây dựng đất nước, đưa đất nước phát triển cường thịnh và bền vững, “sánh vai với các cường quốc năm châu, bốn biển”, như ước vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời.”, TS Nguyễn Thị Anh Đào, Hiệu Trưởng ĐH Đông Á phát biểu tại hội thảo.

Dẫn lược diễn biến và những bài học quý từ phong trào Đông Du, PGS,TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đánh giá: “Trong sự nghiệp phát triển đất nước hôm nay, theo chủ trương độc lập, tự chủ, cùng với sự hợp tác quốc tế chúng ta chủ trương phải xây dựng sức mạnh của toàn dân tộc, phải chủ yếu dựa vào sức mạnh toàn dân, của yếu tố “nội lực”. Trong tình hình ấy, việc Trường Đại học Đông Á tổ chức hội thảo khoa học “Phong trào Đông Du đầu thế kỷ XX – Những giá trị từ quá khứ đến hiện tại” có ý nghĩa khoa học sâu sắc, không chỉ trên phương diện lý luận mà cả trên phương diện thực tiễn.”

Được biết, chuỗi hoạt động Lễ hội giao lưu văn hoá Việt – Nhật và Ngày hội việc làm Nhật Bản thường niên lần thứ 8, năm 2023 tại Đại học Đông Á sẽ chính thức diễn ra vào ngày 9/3 tới.

Khánh Trinh

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top