Phóng thành công tên lửa mang vệ tinh NanoDragon của Việt Nam

Vệ tinh NanoDragon, do Việt Nam nghiên cứu, thiết kế và chế tạo 100%, có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (AIS) sử dụng cho mục đích theo dõi, giám sát phương tiện trên biển.

Tên lửa đẩy mang vệ tinh NanoDragon của Việt Nam được phóng lên quỹ đạo - Ảnh: TTXVN

Vào lúc 7 giờ 55 phút 16 giây (giờ Hà Nội) ngày 9/11, tên lửa Epsilon số 5 được điểm hỏa và phóng lên quỹ đạo, mang theo vệ tinh NanoDragon của Việt Nam.

Đây là lần thứ 4 tên lửa Epsilon số 5 được lên lịch phóng và đã đưa thành công vệ tinh NanoDragon cùng 8 vệ tinh khác vào không gian, sau ba lần phải hoãn phóng vào các ngày 1/10 và 7-10 và 7/11 vì thời tiết và lý do kỹ thuật.

Theo kế hoạch, đến 9 giờ 7 phút 52 giây (giờ Hà Nội), vệ tinh NanoDragon do các nhà khoa học thuộc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) chế tạo, tách khỏi tên lửa Epsilon, bắt đầu làm việc trong không gian. Trong lần phóng này, tên lửa Epsilon mang theo vệ tinh NanoDragon cùng với 8 vệ tinh khác của Nhật Bản.

Vệ tinh NanoDragon được phát triển với mục đích chứng minh có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic Identification System - AIS) sử dụng cho mục đích theo dõi, giám sát phương tiện trên biển.

Việc phóng 9 vệ tinh này nằm trong khuôn khổ "Trình diễn công nghệ vệ tinh sáng tạo 2"- Innovative Satellite Technology Demonstration-2" của Cơ quan Hàng không - Vũ trụ Nhật Bản (JAXA).

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết NanoDragon là vệ tinh được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo 100% tại Việt Nam. Vệ tinh là sản phẩm của Đề tài "Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành thử nghiệm vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano" thuộc "Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 - 2020" do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì, nhằm thực hiện "Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 4-2-2021.

Với việc vệ tinh NanoDragon thành công đi vào quỹ đạo, đến nay, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã đưa 3 vệ tinh vào hoạt động trong không gian, đánh dấu thành công ban đầu trong việc chế tạo và phóng thành công một số vệ tinh nhỏ, mang ý nghĩa về đào tạo và thử nghiệm công nghệ lên vũ trụ.

Vệ tinh NanoDragon - Nguồn: TTXVN

Trước đó vào năm 2013, vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon ( 1 kg ) do Trung tâm Vũ trụ Việt Nam nghiên cứu, chế tạo cũng được phóng, hoạt động tương đối ổn định trong khoảng 3 tháng và liên tục phát tín hiệu quảng bá với bản tin "PicoDragon VietNam" đến các trạm mặt đất trên toàn thế giới. Năm 2019, vệ tinh MicroDragon được phát triển bởi các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cũng đã được phóng lên quỹ đạo thành công và đang hoạt động theo đúng mục tiêu đề ra.

Sau vệ tinh NanoDragon, vệ tinh LOTUSat-1 được Nhật Bản chế tạo thông qua dự án của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, dự kiến được đưa lên quỹ đạo vào cuối năm 2023, sẽ là vệ tinh quan sát trái đất sử dụng công nghệ radar đầu tiên của Việt Nam. Vệ tinh có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và rất phù hợp với điều kiện khí hậu của nước ta.

Ngoài ra các nhà khoa học tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam còn có nhiều sản phẩm về ứng dụng công nghệ Vũ trụ như: cơ sở dữ liệu vệ tinh Vietnam Datacube, các hệ thống theo dõi mất rừng nhanh, giám sát rừng, giám sát lúa, giám sát lũ lụt...

Việt Nam hiện nay đã sở hữu 6 vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo bao gồm 2 vệ tinh viễn thông và 1 vệ tinh lớp quan sát trái đất và 3 vệ tinh nghiên cứu. Nếu nhìn trên góc độ phương thức chế tạo thì trong đó có 3 vệ tinh chúng ta mua từ các công ty thương mại trên thế giới và 3 vệ tinh do người Việt Nam chúng ta phát triển.

Theo TTXVN

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top