Phát triển kinh tế số và thương mại điện tử bền vững cho Việt Nam

Ngày 9/12/2022, Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương mại điện tử - Trường Đại học Thương mại phối hợp với Cục TMĐT và Kinh tế số - Bộ Công thương đồng tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia: Giải pháp phát triển kinh tế số và thương mại điện tử bền vững cho Việt Nam.

Toàn cảnh Hội thảo khoa học Quốc gia: Giải pháp phát triển kinh tế số và thương mại điện tử bền vững cho Việt Nam.

Hội thảo là diễn đàn quan trọng để các nhà nghiên cứu, giảng viên, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý doanh nghiệp,...trao đổi học thuật, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, thảo luận về định hướng phát triển kinh tế số và TMĐT tại Việt Nam. Đồng thời, hội thảo cũng đánh giá những thành tựu và đặt ra những vấn đề, gợi mở những giải pháp, hàm ý chính sách phát triển kinh tế và TMĐT trước những thách thức.

Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương chia sẻ: Cùng với xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0, kinh tế số (KTS) là yếu tố quan trọng tác động ảnh hưởng lớn đến đời sống, xã hội và cơ cấu của nền kinh tế. Thương mại dần được toàn cầu hóa; công nghệ cao và các mô hình kinh doanh mới ngày càng phát triển. Thương mại điện tử (TMĐT) là một trong những lĩnh vực mấu chốt của nền kinh tế số vì thế cũng được mở rộng. Các mô hình TMĐT ngày càng đổi mới, các chuỗi cung ứng truyền thống với sự hỗ trợ của sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin trở thành chuỗi cung ứng thông minh, đem lại hiệu quả cho nền kinh tế số. Trong hai năm 2020 – 2021 Việt Nam trải qua đại dịch Covid-19 với những tác động nặng nề tới kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, lĩnh vực TMĐT tiếp tục duy trì được đà phát triển nhanh. Năm 2021, TMĐT nước ta giữ tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức 16%, doanh thu bán lẻ đạt 13,7 tỷ USD; tỷ trọng doanh thu bán lẻ TMĐT trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước đạt 7%, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020. Tốc độ này sẽ cao hơn nhiều trong bốn năm 2022 - 2025 nhờ kiểm soát tốt đại dịch Covid-19 và những động lực tăng trưởng từ làn sóng thứ hai của thương mại điện tử. Nghiên cứu mới nhất của Google nhận định, với gần 70 triệu người dùng Internet, nền kinh tế Internet Việt Nam dự tính sẽ đạt 220 tỷ về tổng giá trị hàng hóa (GMV) vào năm 2030, đứng thứ hai Đông Nam Á. Những con số với 97% người tiêu dùng mới vẫn đang sử dụng dịch vụ, và 99% có ý định tiếp tục sử dụng trong tương lai, cho thấy mức độ gắn bó rất cao với các dịch vụ, sản phẩm kỹ thuật số của người dùng Việt Nam. Đánh giá của Google về thị trường nước ta cho thấy các dịch vụ tài chính kỹ thuật số cũng đang trở thành yếu tố thúc đẩy quan trọng với 95% doanh nghiệp hiện chấp nhận thanh toán kỹ thuật số và 67% chấp nhận cho vay kỹ thuật số. Bên cạnh đó, 70% doanh nghiệp dự kiến sẽ tăng cường sử dụng các công cụ tiếp thị kỹ thuật số của họ trong 5 năm tới. 

Ngoài ra, một trong những yếu tố đóng góp cho sự phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế số Việt Nam đó là nguồn nhân lực chất lượng cao về TMĐT từ các trường đại học trên cả nước. Báo cáo Đào tạo Thương mại điện tử tại các trường đại học 2022 của Hiệp hội TMĐT (VECOM) cho thấy những bước tiến rất lớn của lĩnh vực này trong những năm gần đây.

Theo TS Nguyễn Trần Hưng, Trưởng khoa Hệ thống thông tin kinh tế và thương mại điện tử- Đại học Thương mại chia sẻ: Thông qua việc phát triển một loạt các chính sách, chương trình về phát triển TMĐT và Chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ, sự nhận thức của toàn xã hội về vai trò, lợi ích thiết thực của phát triển kinh tế số và TMĐT tại Việt Nam đã có những bước tiến dài. Giai đoạn 2016-2020 là giai đoạn mà TMĐT giúp doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong hội nhập quốc tế, thì giai đoạn 2021-2025 là giai đoạn TMĐT sẽ trở thành một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, định hướng chuyển đổi số cho toàn quốc gia, thúc đẩy hoạt động thương mại dựa trên những nền tảng công nghệ mới nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển kinh doanh trong bối cảnh mới.

Thông qua hội thảo, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, các giảng viên, các doanh nghiệp đã tìm được những hướng nghiên cứu mới, những câu trả lời thỏa đáng, những giải pháp thông tin phù hợp cho tổ chức của mình phù hợp với cuộc CMCN lần thứ 4.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top