Phát huy vai trò nòng cốt của thanh niên trong chuyển đổi số

Để đạt được mục tiêu đứng thứ 10 toàn quốc về chuyển đổi số năm 2022, cùng với việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, Bắc Giang xác định thanh niên là lực lượng nòng cốt, đi đầu và có vai trò quan trọng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.
Bắc Giang:

Thanh niên tích cực tham gia chuyển đổi số

Năm 2021 dịch COVID-19 bùng phát mạnh trên địa bàn tỉnh vào đúng mùa vải thiều. Các biện pháp phòng, chống dịch khiến việc tiêu thụ vải thiều gặp khó khăn. Trước tình hình đó, để hỗ trợ người dân, Huyện đoàn Lục Ngạn đã phối hợp với Tỉnh đoàn Bắc Giang tổ chức Chương trình “Áo xanh - Vải đỏ - Tấm lòng vàng” với nhiều hoạt động ứng dụng chuyển đổi số trong tiêu thụ vải thiều như đưa vải thiều lên sàn thương mại điện tử; quảng bá, tiêu thụ vải thiều trên các nền tảng số…

Ra mắt công trình thanh niên Số hóa di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang_ Ảnh: TTXVN.

Chị Đào Thị Hoa, Huyện đoàn Lục Ngạn cho biết, với cách làm này, năm 2021, Huyện đoàn đã góp phần giúp nông dân tiêu thụ hơn 300 tấn vải thiều trên sàn thương mại điện tử Sendo; kết nối, hỗ trợ tiêu thụ trên 1 nghìn tấn vải thiều thông qua các nền tảng số. Năm 2022, Huyện đoàn Lục Ngạn phối hợp với các đoàn xã, thị trấn hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ vải thiều cho 15 mô hình, hợp tác xã của thanh niên thông qua nền tảng công nghệ số, sàn thương mại điện tử. Qua đó phối hợp với các sàn thương mại điện tử Postmart, Sendo, Vỏ sò đưa 62 gian hàng vải thiều lên sàn để bán, góp phần tiêu thụ hơn 800 tấn vải thiều.  

Phát huy vai trò của tuổi trẻ ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động quảng bá du lịch, Tỉnh đoàn Bắc Giang phối hợp với Tổng Công ty Viễn thông MobiFone xây dựng Cẩm nang du lịch số tỉnh Bắc Giang tại địa chỉ http://dulichso.bacgiang.gov.vn/, ứng dụng công nghệ số hóa các địa điểm du lịch có đông du khách thăm quan. Đến nay, 3 công trình gồm “Số hóa Di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Vĩnh Nghiêm”, “Số hóa Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Xương Giang” và “Số hóa Di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Bổ Đà” đã được đưa vào sử dụng.

Anh Vũ Tuấn Anh, Tỉnh đoàn Bắc Giang cho biết, với tính năng của một cuốn cẩm nang du lịch số, các công trình số hóa di tích ứng dụng giải pháp công nghệ chuẩn hóa nội dung số để tổng hợp các tài liệu giới thiệu về điểm di tích, bao gồm: tài liệu giới thiệu, lời thoại tự động bằng 2 ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Anh; hình ảnh 360 độ, video quay từ toàn cảnh, cận cảnh đầy đủ các góc hình tương tự như du khách đang trải nghiệm tham quan thực tế, tích hợp với tính năng chỉ đường giúp du khách dễ dàng tìm kiếm, trải nghiệm và tìm hiểu Khu di tích.

Nâng cao năng lực số cho thanh niên

Tỉnh Bắc Giang có dân số trên 1,8 triệu người, trong đó thanh thiếu niên chiếm trên 30% dân số. Xác định thanh niên là lực lượng quan trọng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, Bắc Giang đã xây dựng Đề án “Nâng cao năng lực số cho thanh thiếu niên tỉnh Bắc Giang, phát huy vai trò nòng cốt, đi đầu của các cấp bộ Đoàn trong chuyển đổi số, giai đoạn 2022 - 2025”.

Đội thanh niên tình nguyện hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính công mức độ 3, 4 tại Trung tâm phục vụ Hành chính công của tỉnh Bắc Giang_ Ảnh: TTXVN.

Đề án đặt mục tiêu thành lập và duy trì 20 đội hình thanh niên nòng cốt trong tuyên truyền, tập huấn kiến thức về chuyển đổi số; 100% tổ công nghệ số cộng đồng các cấp lấy lực lượng cán bộ, đoàn viên, thanh niên làm nòng cốt. Hằng năm, thanh niên hỗ trợ giải quyết ít nhất 30% số lượng hồ sơ thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên địa bàn tỉnh. Cùng đó, ứng dụng công nghệ số hóa ít nhất 15 di tích lịch sử, văn hóa, khu du lịch có đông du khách để phục vụ nhu cầu thăm quan, tìm hiểu của người dân; đồng thời, hỗ trợ, hướng dẫn ít nhất 10% hộ gia đình có sản phẩm đặc trưng của tỉnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử…

Theo Tỉnh đoàn Bắc Giang, đến nay các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã tổ chức thành lập và phát huy vai trò của tổ chuyên gia trong lĩnh vực chuyển đổi số của thanh niên với trên 200 thành viên; 100% tổ công nghệ số cộng đồng các cấp có sự tham gia của cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên. Các cấp bộ Đoàn tổ chức duy trì Đội thanh niên tình nguyện hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính công mức độ 3, 4 tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công của tỉnh, Bộ phận một cửa các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn. Tỉnh đoàn phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức hai Sàn giao dịch việc làm trực tuyến dành cho thanh niên.

Đẩy mạnh các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển thương mại điện tử, các cơ sở Đoàn toàn tỉnh đã tích cực triển khai các hoạt động, với việc ra mắt 15 mô hình “Chợ dân sinh không dùng tiền mặt” và “Khu dân cư không dùng tiền mặt”, kí kết tiêu thụ nông sản trên các sàn thương mại điện tử, các nền tảng số.

Tuy nhiên, việc nâng cao năng lực số cho thanh niên còn gặp khó khăn do hạ tầng công nghệ thông tin của tỉnh còn chưa đồng bộ, cơ hội tiếp cận với Internet tốc độ cao của thanh thiếu niên ở một số địa phương còn hạn chế. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, phổ cập, nâng cao trình độ công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin cho cán bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên, thiếu nhi ở nhiều địa phương, đơn vị chưa được tổ chức bài bản, thường xuyên, hiệu quả.

Thời gian tới, để phát huy vai trò nòng cốt của thanh niên trong chuyển đổi số, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số cho thanh niên; tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt của đoàn viên, thanh niên trong tham gia các tổ công nghệ cộng đồng. Cùng với việc tăng cường tổ chức các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản, đặc biệt là nông sản đặc trưng của tỉnh thông qua các sàn thương mại điện tử, các cấp bộ Đoàn quyết liệt triển khai các hoạt động tuyên truyền thanh toán không dùng tiền mặt trong đoàn viên, thanh thiếu niên và người dân. Các cấp bộ Đoàn phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng thanh toán trực tuyến, không dùng tiền mặt; tổ chức các hoạt động truyền thông về sử dụng dịch vụ Mobile-Money; tiếp tục ứng dụng công nghệ số hóa các khu di tích lịch sử - văn hóa, điểm du lịch có đông du khách trên địa bàn tỉnh.

Theo TTXVN

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top