Phát hiện dơi ở Lào mang virus có đặc tính giống SARS-CoV-2

Loài dơi trú ẩn trong các hang đá vôi ở miền Bắc Lào được phát hiện mang những chủng virus có một số đặc tính giống với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.

Hình minh họa virus Corona. Ảnh: CDC
Nhóm nhà nghiên cứu tại Viện Pasteur của Pháp và Đại học Lào đã tiến hành tìm kiếm những loại virus nguy hiểm giống như SARS-CoV-2 trong hàng trăm con dơi móng ngựa tại Lào. 

Kết quả, họ phát hiện ba chủng virus có liên kết thụ thể mang nhiều đặc tính giống loại virus đã khiến hơn 4,5 triệu người thiệt mạng hiện nay. Đáng chú ý nhất đó là phần gai protein của SARS-CoV-2 được sử dụng để liên kết với enzyme ACE-2 của con người. Đây chính là enzyme mà virus nhắm đến để lây nhiễm trong cơ thể người.

Phát hiện này được công bố trên tạp chí Nature số ra ngày 17/9 cho thấy các chủng virus giống như SARS-CoV-2 đang tồn tại ngoài tự nhiên, trong đó có trong cơ thể của loài dơi móng ngựa Rhinolophus. 

Nghiên cứu này ủng hộ giả thuyết rằng đại dịch COVID-19 khởi nguồn từ sự lây lan của một loại virus trong cơ thể dơi. Hàng ngày ở miền Nam Trung Quốc và Đông Nam Á có thể xảy ra khoảng 1.000 ca nhiễm virus Corona của dơi. Đây là khu vực nơi dơi Rhinolophus sinh sống dày đặc. 

Người đứng đầu bộ phận phát hiện mầm bệnh tại Viện Pasteur, Tiến sĩ Marc Eloit cho biết ba loại virus được tìm thấy ở Lào, được gọi là BANAL-52, BANAL-103 và BANAL-236, chính là tổ tiên gần nhất của SARS-CoV-2

“Những loại virus này có thể đã góp phần tạo nên nguồn gốc của SARS-CoV-2 cũng như tiềm ẩn nguy cơ lây truyền trực tiếp sang con người trong tương lai”, ông Eloit nói. 

Không loại virus ở dơi nào tại Lào chứa cái gọi là “vị trí phân cắt furin” - giúp virus thuận lợi xâm nhập vào tế bào. Đây là một đặc tính của virus SARS-CoV-2 khiến một số nhà khoa học nghi ngờ nó là sản phẩm của phòng thí nghiệm. 

Tháng trước, cộng đồng tình báo Mỹ đã loại trừ khả năng virus gây bệnh COVID-19 là vũ khí sinh học do Trung Quốc phát triển, song không đạt được sự nhất trí về nguồn gốc của nó.

Theo TTXVN

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top