OCB đẩy mạnh chuyển đổi số, tập trung tài trợ cho vay các lĩnh vực xanh

11:55 20/03/2025 - Kinh tế
OCB tiếp tục xem số hóa là chiến lược ưu tiên để tạo sự khác biệt so với các ngân hàng trên toàn thế thống, bên cạnh các việc mở rộng, tối ưu danh mục khách hàng, cung cấp bộ giải pháp tài chính toàn diện cho doanh nghiệp, ngân hàng sẽ tập trung áp dụng các công nghệ tiên tiến như AI, Machine Learning, Big data, từ đó chủ động phân tích chuyên sâu về hành vi, sở thích và nhu cầu của khách hàng thực hiện mục tiêu cá nhân hóa sản phẩm.

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2024, lợi nhuận trước thuế không thay đổi, đạt 4.006 tỷ đồng, duy trì tốc độ tăng trưởng tốt hoạt động kinh doanh cốt lõi, tạo nền tảng vững chắc để hoàn thành mục tiêu năm 2025.

Chú trọng tăng trưởng tốt hoạt động kinh doanh cốt lõi

Theo báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2024, tổng tài sản của OCB đạt 280.712 tỷ đồng tăng 16,9% so với năm 2023. Với sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ sang nhóm khách hàng có tiềm năng tăng trưởng tốt, bên cạnh việc thực hiện chiến lược phát triển mới, tập trung chuyển đổi số các sản phẩm dịch vụ tài chính để nâng cao sự thuận tiện và rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng doanh nghiệp, cùng ưu đãi lãi vay... OCB đã giữ được mức tăng trưởng tín dụng thị trường 1 đạt gần 20%, cao hơn trung bình ngành (15,08%). Dư nợ tín dụng của ngân hàng tiếp tục tập trung vào 2 nhóm khách hàng chiến lược là cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ với mức tăng lần lượt 11,4% và 51,7% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, tính đến 31.12.2024, tín dụng xanh tại OCB cũng được đẩy mạnh, tăng 30% so với năm 2023.

Huy động thị trường 1 đạt 192.413 tỷ đồng, tăng 14,5% so với năm 2023. Năm 2024, mặc dù thị trường có dấu hiệu gia tăng lãi suất nhưng OCB vẫn tiếp tục duy trì nền lãi suất huy động thấp nhằm hỗ trợ cho tín dụng. Từ đó, lãi suất cho vay cũng được giảm đáng kể (bình quân hơn 2%), góp phần thúc đẩy các sản phẩm tín dụng tăng trưởng bền vững theo đúng định hướng từ Chính Phủ.

Tổng thu thuần của OCB đạt 10.069 tỷ đồng tăng đến 12,7%% so với cùng kỳ năm trước nhờ vào hoạt động cốt lõi không ngừng tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là thu thuần từ lãi đạt 8.607 tỷ đồng, tăng 27,2% so với năm 2023, nhờ vào quy mô tín dụng tăng trưởng gần 20% và NIM cải thiện ở mức 3,5% vào cuối năm 2024. Việc NIM của OCB đang có sự cải thiện rõ rệt là một trong những tín hiệu tích cực trong bối cảnh vấn đề này vẫn là bài toán khó của các ngân hàng hiện nay. Điều này cho thấy chiến lược đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản trị, tăng tỷ lệ CASA,… đang được thực hiện hiệu quả. Cụ thể, tỷ lệ giao dịch qua kênh số tại OCB đạt mức 96,2%, nổi bật với nền tảng ngân hàng mở (Open Banking), ứng dụng OCB OMNI và ngân hàng số dành cho giới trẻ. Ở chiều ngược lại, tổng thu nhập ngoài lãi giảm so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.462 tỷ đồng nguyên nhân đến từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và chứng khoán, cụ thể là thị trường trái phiếu chính phủ do ảnh hưởng từ thị trường chung mà hầu hết các ngân hàng trong hệ thống phải “đối mặt” trong năm 2024.

Lợi nhuận trước thuế đạt 4.006 tỷ đồng, giảm 3,2% so với năm 2023. Được biết, mặc dù kết quả kinh doanh năm 2024 của OCB chưa đạt như kỳ vọng nhưng với sự linh hoạt trong điều hành, tái cơ cấu lại danh mục kinh doanh theo hướng đa dạng nguồn thu, nâng cao chất lượng tài sản, đẩy mạnh hiệu quả công tác quản trị nợ, thu hồi cũng như xử lý nợ… trong quý 4/2024, tình hình kinh doanh của ngân hàng đã có những chuyển biến tích cực khi lợi nhuận trước thuế tăng 230% so với quý trước. Xét về tổng thể, với định hướng rõ ràng cùng nền tảng từ kết quả của trong giai đoạn cuối năm, dự báo OCB sẽ nhanh chóng quay trở lại đường đua tăng trưởng trong năm 2025.

Chuyển đổi số, yếu tố tạo nên sự khác biệt

Trong năm 2025, OCB tiếp tục xem số hóa là chiến lược ưu tiên để tạo sự khác biệt so với các ngân hàng trên toàn thế thống, bên cạnh các việc mở rộng, tối ưu danh mục khách hàng, cung cấp bộ giải pháp tài chính toàn diện cho doanh nghiệp, ngân hàng sẽ tập trung áp dụng các công nghệ tiên tiến như AI, Machine Learning, Big data, từ đó chủ động phân tích chuyên sâu về hành vi, sở thích và nhu cầu của khách hàng thực hiện mục tiêu cá nhân hóa sản phẩm. Trong đó, OCB cũng kỳ vọng Open Banking sẽ chính là điểm khác biệt lớn nhất của ngân hàng. Đối với chiến lược kinh doanh, OCB hướng đến những ngành là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, tiềm năng mở rộng như: năng lượng, FMCG, logistic, bất động sản nhà ở dành cho gia đình trẻ. Bên cạnh đó, không ngừng mở rộng tệp khách hàng FDI đón đầu xu thế chuyển dịch dòng vốn từ các quốc gia trên thế giới.

Đây được xem là điểm lợi thế để OCB tăng tốc trong năm 2025 bởi ngân hàng hiện đang có nền tảng khách hàng doanh nghiệp mạnh, hệ sinh thái khách hàng đa dạng và đặc biệt, là một trong số ít ngân hàng kinh doanh rất thành công với phân khúc doanh nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc. Với mối quan hệ chiến lược với đối tác Nhật Bản - Ngân hàng Azora (AOZ), cùng việc cung cấp nhiều giải pháp tài chính toàn diện cho khách hàng như quản lý tài khoản, dòng tiền, thanh khoản, tài trợ thương mại, mua bán ngoại hối… tạo cơ sở vững chắc và cơ hội để các doanh nghiệp - đối tác của OCB mở rộng cơ hội hợp tác với nhiều đối tác, nhà đầu tư nước ngoài.

Song song đó, OCB vẫn tiếp tục đẩy mạnh, tập trung tài trợ cho vay các lĩnh vực xanh, ít tiêu tốn năng lượng, thân thiện với môi trường, bên cạnh cho vay tệp khách hàng SMEs và các doanh nghiệp có quản lý là nữ giới. Đây được xem là chủ trương chung của Chính Phủ cũng như xu hướng chung của ngành ngân hàng trên toàn cầu. Được biết, “năm 2025 là một năm rất quan trọng đối với OCB bởi đây là năm cuối cùng để hoàn thành chiến lược giai đoạn 2021 - 2025 và cũng là giai đoạn chuyển đổi cho chiến lược mới 2026 – 2030. Chúng tôi quyết tâm thực hiện các hành động trọng tâm đã đặt ra vì mục tiêu đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo hướng tăng trưởng ổn định, minh bạch và bền vững, từ đó thực thi chiến lược 5 năm 2026 – 2030 nằm trong Top 5 ngân hàng tư nhân về ROE, ESG”. Ông Phạm Hồng Hải, Tổng Giám đốc OCB chia sẻ.

Lan Chi

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top