Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Những sự kiện nổi bật Hội Nhà báo Việt Nam năm 2018

Năm 2018, năm thứ ba của nhiệm kỳ Đại hội X Hội Nhà báo Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm Hội Báo toàn quốc 2018. Ảnh: TL

Đây cũng là năm cơ quan Trung ương Hội và các cấp Hội Nhà báo Việt Nam được sự chỉ đạo sâu sát của Đảng đoàn, Ban Thường vụ và Thường trực Thường vụ Hội, đã tích cực triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình công tác toàn khóa và các nghị quyết của Ban Chấp hành, tổ chức thành công nhiều hoạt động, sự kiện theo chức năng, nhiệm vụ của Hội góp phần nêu cao vai trò và vị thế của giới báo chí cả nước và của Hội Nhà báo Việt Nam.

Tạp chí Người Làm Báo điểm lại những sự kiện nổi bật của Hội Nhà báo Việt Nam trong năm qua.

Hội Báo toàn quốc 2018: Lắng đọng và lan tỏa

Với chủ đề “Báo chí Việt Nam đồng hành cùng đất nước đổi mới”, Hội Báo toàn quốc 2018 diễn ra từ ngày 16 - 18/3, tại Bảo tàng Hà Nội với nhiều hoạt động phong phú, có sức lôi cuốn: Diễn đàn Báo chí tuyên truyền xây dựng chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động; Tọa đàm “Làm báo trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0”, Lễ hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam; Gặp gỡ các nhà báo tuổi 90; Giao lưu với các nữ Tổng biên tập; Hội thảo “Nhà báo Trần Công Mân với báo chí cách mạng Việt Nam”... là lời khẳng định, báo chí cách mạng Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, là dịp biểu dương những nỗ lực không mệt mỏi của những người làm báo trong suốt thời gian qua, thể hiện niềm tin của công chúng đối với nền báo chí nước nhà.

Hội Báo toàn quốc 2018 là sân chơi bổ ích nhằm tăng cường giao lưu giữa những người cầm bút và công chúng, qua đó khích lệ báo chí làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của nhân dân, đồng thời góp phần nâng tầm vị thế của báo chí Việt Nam, uy tín của Hội Nhà báo Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Hội báo cũng là dịp để giới báo chí lắng nghe ý kiến nhận xét, đóng góp phê bình của công chúng, từ đó các nhà báo có thể trao đổi học hỏi lẫn nhau, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp người làm báo.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chụp ảnh lưu niệm với các tác giả đoạt giải B. Ảnh: Minh Sơn

Trao Giải báo chí quốc gia lần thứ XII - năm 2017

Nhân kỷ niệm 93 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam, ngày 21/6 tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức thành công Lễ trao giải báo chí quốc gia lần thứ XII - năm 2017.

Giải báo chí quốc gia là giải thưởng danh giá của giới báo chí Việt Nam được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh những tác giả, tác phẩm xuất sắc có chất lượng cao về tư tưởng văn hóa, có nội dung và hình thức trình bày hấp dẫn, tạo sự lôi cuốn đối với bạn đọc. Giải góp phần cổ vũ những người làm báo, ghi nhận và tôn vinh thành quả lao động sáng tạo của báo chí và khích lệ những người làm báo tiếp tục thi đua, sáng tạo ra những tác phẩm báo chí hay, tạo dư luận xã hội tích cực. Giải có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động nghiệp vụ của các cấp Hội, cơ quan báo chí cả nước trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho hội viên, nhà báo. Năm nay, lần đầu tiên tất cả 63/63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố gửi tác phẩm dự giải, khẳng định uy tín và sức hút cao của Giải.

Lễ trao giải vinh dự đón Tổng Bí thư và Chủ tịch nước tới tham dự, khẳng định vai trò quan trọng của báo chí đối với đời sống xã hội hiện nay.

Giải Bóng bàn Cúp Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XII - năm 2018 thành công tốt đẹp. Ảnh: Việt Hùng

Giải Bóng bàn Cúp Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XII - năm 2018

Giải Bóng bàn Cúp Hội Nhà báo Việt Nam từ lâu đã trở thành một sự kiện quan trọng đối với người làm báo trong cả nước. Sau 6 năm gián đoạn, từ năm 2017, được sự giúp đỡ tích cực của Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội, Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam, sự hưởng ứng nhiệt tình từ các cấp hội, các cơ quan báo chí, Giải đã trở lại với những người làm báo yêu thích bóng bàn, bộ môn thể thao gần gũi, thân quen với những người làm báo sau những giờ làm việc căng thẳng.

Giải Bóng bàn Cúp Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XII - năm 2018 diễn ra từ ngày 13 - 16/ 9 với sự góp mặt của 213 VĐV, là lãnh đạo các cơ quan báo chí, lãnh đạo các cấp hội, các hội viên - nhà báo đến từ 42 cơ quan báo chí, cơ quan quản lý báo chí và các cấp Hội trong cả nước tham gia tranh tài ở 12 nội dung thi đấu.

Đây không chỉ là dịp để các hội viên, nhà báo thi đấu, cọ xát, rèn luyện sức khỏe mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, giao lưu, học hỏi của những người làm báo trong cả nước, từ đó, tạo động lực giúp những người làm báo có thêm lòng yêu nghề, phục vụ đất nước và nhân dân, đồng thời phát hiện những tay vợt xuất sắc trong giới báo chí.

Liên hoan tiếng hát Người làm báo lần thứ VI - năm 2018

Liên hoan tiếng hát người làm báo là sân chơi truyền thống được tổ chức 2 năm một lần nhằm làm phong phú hơn đời sống văn hóa - tinh thần của những người làm báo, thắt chặt thêm tình đồng nghiệp, đoàn kết, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đây cũng là cơ hội để những người làm báo thể hiện giọng hát, tình yêu và lòng tự hào về quê hương đất nước, truyền đi thông điệp về một Việt Nam giàu bản sắc, giàu văn hóa, giàu trí tuệ..

Nếu như Hội Báo toàn quốc đã trở thành thương hiệu mang đậm dấu ấn nghề nghiệp thì Liên hoan Tiếng hát Người làm báo có thể được ví như thương hiệu “nhà báo hát” mang đậm dấu ấn của nghệ thuật, là bản nhạc ngợi ca tài năng người làm báo trên sân khấu âm nhạc. Đây là sân chơi thú vị, bổ ích để những người làm báo được giao lưu học hỏi, tăng cường sự hợp tác vì nền báo chí chuyên nghiệp.

Tọa đàm “Nhà báo và mạng xã hội”

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, mạng xã hội (MXH) đã thực sự trở thành một yếu tố quan trọng trong việc thu hút sự tương tác, cũng như trở thành một nguồn tin quan trọng cho báo chí. Nhiều cơ quan báo chí (đặc biệt báo điện tử) đã sử dụng MXH và trang fanpage để tăng cường tương tác giữa tòa soạn và bạn đọc, là kênh quảng bá hữu hiệu cho báo chí. Đồng thời, các phóng viên, nhà báo sử dụng MXH để chia sẻ thông tin và là nguồn cung cấp tin, bài cho độc giả cũng là nguồn cung cấp chủ đề mới thu hút bạn đọc. Tuy nhiên, MXH cũng có không ít ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống báo chí hiện nay.

Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Nhà báo và mạng xã hội” ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam nhằm tiếp thu ý kiến của các nhà báo, các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, các cấp hội cơ sở để xây dựng và ban hành Quy tắc đối với hội viên - nhà báo khi tham gia mạng xã hội; Giúp hội viên - nhà báo xác định rõ hơn trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ khi tham gia mạng xã hội, có nhận thức đúng đắn, góp phần định hướng dư luận xã hội, hoàn thành tốt trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của người làm báo Việt Nam. Đồng thời giúp Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo các cấp tham chiếu, làm cơ sở xử lý những sai phạm trong thực tiễn./.

Ngọc Huyền (tổng hợp)

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.