Những cuốn sách quý giá của gia đình nhà báo Huỳnh Hùng Lý

15:19 12/04/2017 - Văn hóa xã hội
Nhiều năm trở lại đây, tháng Tư là tháng của sách. Những ngày này, chợt nhớ đến một cuốn sách đặc biệt – cuốn sách được coi là một trong những tiểu thuyết Cách mạng miền Nam đầu tiên viết năm 1953 và lưu lạc cả nửa thế kỷ mới trở về. Đó là cuốn sách “Chiến đấu viên họ Trần” của cố nhà báo Huỳnh Hùng Lý.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân tặng những cuốn sách của gia đình cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, con trai nhà báo Huỳnh Hùng Lý đã mang cuốn sách này cùng những cuốn sách giá trị trong gia đình báo chí của mình ra Hà Nội hiến tặng cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam đợt vừa rồi. Xin nhắc về những cuốn sách đầy giá trị lịch sử và báo chí đó.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân – con trai ông còn chia sẻ, ông là một người lưu trữ tư liệu tuyệt vời. Những cuốn sách của nhà báo Huỳnh Hùng Lý hiến tặng cho Bảo tàng Báo chí là những tư liệu quý giá, vừa gắn liền với những giai đoạn lịch sử của báo chí cách mạng Việt Nam, vừa có sự tiếp nối truyền thống báo chí của gia đình ông.

Năm 1953, nhà báo Huỳnh Hùng Lý xuất bản cuốn sách “Chiến đấu viên họ Trần” (ký tên Việt Hùng) viết về nhà cách mạng lão thành Trần Xuân Độ, một người mà tác giả đã nhận xét: “Cuộc đời ông là một thiên tiểu thuyết ly kỳ, hùng tráng, là một bài thơ hết sức đẹp đẽ, là một bức tranh màu sắc tuyệt vời”. Với lòng cảm phục và trân trọng, nhà báo Huỳnh Hùng Lý đã ghi lại cuộc đời của vị chiến đấu viên họ Trần với dung lượng không dài nhưng giá trị như một tiểu thuyết. Nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền, khi làm luận văn về cuốn sách này đã viết: “Đây là cuốn tiểu thuyết cách mạng miền nam đầu tiên”. Còn học giả Trần Bạch Đằng coi đây là cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ cán bộ, thanh niên lúc bấy giờ. Tiếc rằng sau lần xuất bản đầu tiên, bản thảo của cuốn sách không còn.

Mãi đến năm 2001, gia đình ông Trần Xuân Độ gọi điện cho nhà báo Huỳnh Hùng Lý nói rằng vừa tìm được cuốn sách xuất bản năm 1953 ấy. Lúc này, chiến đấu viên Trần Xuân Độ đã qua đời. Ông đã đến từ thế kỷ XIX, đi qua gần trọn thế kỷ XX vinh quang. Nhà báo Huỳnh Hùng Lý quyết định tái bản cuốn sách “Chiến đấu viên họ Trần”. Lần tái bản này có phần viết tiếp theo về ông Trần Xuân Độ năm 1997 của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân và nhiều bài viết khác về ông Trần Xuân Độ cho đến ngày ông mất (năm 1998). Thế là một cuốn sách lưu lạc gần nửa thế kỷ đã trở về và tái hiện lại đầy đủ hơn chân dung cuộc đời một chiến sĩ tiêu biểu của cách mạng.

Trong những hiện vật của nhà báo Huỳnh Hùng Lý còn có những cuốn sách đặc biệt: tuyển tập phóng sự “Kính thưa ô sin”, tập tản văn “Giọt lệ trên trời” và giáo trình “Để viết phóng sự thành công”. Đó là thành quả lao động báo chí của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, con trai ông kính tặng. Nay ông đã mất, gia đình tặng lại cho Bảo tàng Báo chí. Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân nổi danh trong làng báo với những phóng sự để đời như “Tôi đi bán tôi”, “Hai giờ trong lòng đất”, “Kính thưa ô sin”, “Con đường bia bọt”... Thật lạ, những câu chuyện, những chi tiết đời thường tưởng không có gì mà anh nhào trộn lại là thành một đề tài hấp dẫn. Những phóng sự vượt lên sức sống của một tác phẩm báo chí bình thường trở thành những tác phẩm báo chí kinh điển, giáo trình ở các trường báo chí. Hai nhà báo, hai phong cách báo chí, hai giai đoạn báo chí khác nhau cùng nhau tái hiện trong những hiện vật của một gia đình báo chí tiêu biểu.

Những cuốn sách của cố nhà báo Huỳnh Hùng Lý không chỉ là những tư liệu quý giá mà còn mang đậm dấu ấn làm báo của hai thế hệ trong gia đình được bao quanh bởi một “khí quyển” báo chí đậm đặc. Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân cho biết, sinh thời, ba anh cũng có ước nguyện tặng lại những tư liệu quý giá đó để vừa phục vụ cho công tác đào tạo báo chí, vừa để mọi người hiểu thêm về báo chí cách mạng Việt Nam. Dù sao đi nữa, lịch sử vẫn bình lặng thổi qua và những trang báo cũng sẽ khép lại như cách sự kiện trôi đi trong dòng chảy. Nhưng có những cuốn sách có thể đi theo ta suốt cả cuộc đời, làm cho ta khóc và sống tốt hơn với cuộc sống ngắn ngủi này.

Hai cuốn sách Chiến đấu viên họ Trần và Ngòi bút rượt đuổi thời gian của nhà báo Huỳnh Hùng Lý

Những cuốn sách báo chí của gia đình nhà báo Huỳnh Hùng Lý

Theo Báo Nhân Dân điện tử

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top