Kaspersky cảnh báo nguy cơ tin tặc tấn công ngân hàng gia tăng

Công ty an ninh mạng Kaspersky của Nga cho biết một vài năm trở lại đây, một nhóm siêu tin tặc thường xuyên tấn công và đánh cắp tiền từ hệ thống ngân hàng tại ít nhất 18 quốc gia trên thế giới. 

Ảnh minh họa. (Nguồn: techtechnik.com)

Giới chức an ninh trước đây đã xác nhận ít nhất 3 vụ tin tặc đánh cắp tiền với thủ đoạn nói trên nhằm vào hệ thống ngân hàng của Bangladesh, Ecuador và Philippines. 

Trong khi đó, Kaspersky cho biết những hành vi tấn công tương tự còn nhằm vào các cơ quan, tổ chức tài chính của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Uruguay, Ấn Độ, Thái Lan, Ba Lan, Uruguay, Đài Loan (Trung Quốc)... 

Với âm mưu che dấu tung tích, tin tặc thường tấn công từ các máy chủ đặt tại một văn phòng cách rất xa vị trí máy tính mà chúng thao tác. 

Tuy nhiên, thông qua định vị, chuyên gia Kaspersky đã phát hiện nhóm tin tặc trên vẫn để sót các dấu vết và những đường dẫn chứa mã độc của chúng đều có điểm chung, giúp xác định các đối tượng này cùng xuất phát từ một khu vực. 

Phần mềm bảo vệ của công ty này đã góp phần ngăn chặn thành công hơn 10 vụ tấn công mạng, song vẫn chưa xác định được những ngân hàng nào bị tấn công bằng mã độc. 

Trong khi đó, công ty an ninh mạng Symantec của Mỹ cho biết dù giới chức an ninh có thể chặn đứng đa số các cuộc tấn công mạng, nhưng vẫn có những vụ tin tặc thâm nhập thành công và dễ dàng đánh cắp tiền trong hệ thống ngân hàng. 

Chẳng hạn như vụ Ngân hàng trung ương Bangladesh bị tin tặc đánh cắp hàng triệu USD hồi năm ngoái; hay vụ tấn công gần đây nhất khi tin tặc cài mã độc vào trang web của Cơ quan Quản lý Tài chính Ba Lan, khiến khách hàng của ngân hàng này vô tình truy cập vào các địa chỉ IP do tin tặc thiết lập, từ đó bị đánh cắp thông tin và tiền trong tài khoản. 

Giới chuyên gia cho rằng các nền kinh tế mới nổi vừa và nhỏ thường thiếu kinh phí cũng như kinh nghiệm cần thiết để tăng cường mã hóa bảo mật cho hệ thống mạng máy tính của các ngân hàng trong nước, từ đó dễ dẫn tới sơ hở để các nhóm tin tặc lợi dụng và thâm nhập. 

Tình trạng này đang gióng lên hồi chuông báo động đối với cộng đồng quốc tế. Do vậy, giới chức an ninh mạng trên toàn thế giới cần hành động mạnh mẽ hơn nữa để có thể ngăn chặn vấn nạn này một cách hiệu quả./. 

Theo TTXVN

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top