Người dân vùng lũ vẫn còn “khát” nước sạch

Tại nhiều địa bàn vùng chiêm trũng của tỉnh Quảng Bình, người dân vẫn mong mỏi có nguồn nước sạch để sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt khi đã bước vào mùa mưa lũ.

Nhiều năm nay, người dân của thôn Hữu Tân, xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) vẫn nôn nóng chờ đợi hệ thống nước sạch về với các gia đình. Bởi lẽ, đây là thôn duy nhất còn lại của xã vẫn chưa được lắp hệ thống nước sạch phục vụ sinh hoạt.

Gia đình anh Nguyễn Xuân Hoàn (SN 1972, trú thôn Hữu Tân) cho biết: “Vào mùa mưa nhà tôi có bể chứa nước mưa, và sử dụng nước này là chính. Còn quanh năm thì vẫn có nước giếng, tuy vậy phải lọc vì nước mùa mưa bẩn, nhiều phèn. Còn nấu nướng sinh hoạt gì thì sẽ sử dụng nước bình đi mua như này”.

Hệ thống lọc nước của nhà anh Hoàn do anh tự chế, với một lớp lưới và cát ở phía dưới. Sau thời gian dài sử dụng, các vật tiếp xúc với nước đều đóng mảng bẩn, bị hoen ố, ngả vàng.

Hệ thống lọc nước giếng tự chế của gia đình anh Nguyễn Xuân Hoàn 

Trao đổi với PV, người dân sinh sống trong khu vực lo lắng về sức khỏe khi sử dụng nước giếng nhiễm phèn lâu ngày. Một số hộ có điều kiện hơn sẽ mua nước đóng chai để phục vụ ăn uống. Tuy vậy, với nhiều gia đình còn khó khăn thì chỉ có thể tự lọc lại nước và sử dụng qua ngày.

“Nước nhiễm phèn nhiều, có khi còn chuyển màu nên không thể dùng để ăn uống được. Gia đình tôi phải mua từng đợt bình nước lọc như này. Tắm rửa thì vẫn dùng nước giếng. Người dân chúng tôi mong muốn sớm có nuồn nước sạch để sử dụng cho yên tâm”, bà Nguyễn Thị Hồng (75 tuổi, trú thôn Hữu Tân) cho biết.

Giáp thôn Hữu Tân, tại thôn Thế Lộc, xã Tân Ninh, người dân có thêm lựa chọn dùng nước từ đường ống cung cấp nước sạch đã được đấu nối nhiều năm trước đây. Tuy vậy, sau thời gian dài sử dụng, hệ thống đường ống đã xuống cấp và chưa thể đáp ứng đủ yêu cầu của người dân. Theo đó, vào mùa khô, lựa chọn sử dụng nước sạch hầu như không có, người dân vẫn phải dùng nước giếng khoan. Vào mùa mưa, nước vẫn không có đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Trước tình trạng nước sạch “lúc có lúc không”, người dân của thôn Thế Lộc vẫn phải mua thêm nước đóng thùng để sử dụng cho ăn uống.

Người dân vẫn phải sử dụng nước giếng nhiễm phèn 

Anh Phan Trọng Khánh (SN 1980, trú thôn Thế Lộc) cho biết: “Vùng chúng tôi ở là cuối hệ thống, nên nước yếu lắm. Mùa hè không có mà dùng, mùa này có nước nhưng cũng yếu. Do đó, nhà tôi phải mua thêm nước đóng thùng đây”.

Trao đổi với PV về hiện trạng này, ông Nguyễn Văn Hoan, Chủ tịch UBND xã Tân Ninh cho biết dự án cấp nước sạch cho thôn Hữu Tân sẽ sớm được thực hiện, nhưng phải qua mùa mưa lũ.

“Thôn Hữu Tân vẫn chưa có hệ thống ống nước nên vùng này phải dùng nước giếng sinh hoạt và mua nước đóng thùng, dùng nước mưa. Dự án cấp nước sạch cho thôn Hữu Tân đã được thông qua, nhưng chắc phải qua mùa mưa lũ năm nay, đến Tết sẽ hoàn thành và có thể sử dụng”, Chủ tịch UBND xã Tân Ninh cho biết.

Nhiều hộ gia đình tại thôn Hữu Tân, Thế Lộc mua nước bình để sinh hoạt.

Còn tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, người dân cũng bày tỏ nỗi lo về an toàn sức khỏe từ nguồn nước sinh hoạt, đặc biệt vào mùa mưa lũ. Địa phương này có địa hình chiêm trũng. Vào mùa mưa lũ, Lộc Thủy lại đối diện với tình trạng ngập sâu, nguồn nước bị nhiễm phèn kèm ô nhiễm do nước lũ xâm nhập.

Trạm cấp nước cho địa bàn xã Lộc Thủy được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2012, tuy nhiên với công suất 500m3/ngày đêm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của bà con.

“Mong rằng nước sạch sớm về với thôn để người dân sử dụng được yên tâm nhiều bề. Chứ mua nước lọc để dùng vừa tốn kém, mùa hạn thì giá cao, mùa lũ tìm nước sạch dùng lại càng cực. Bà con trông ngóng lâu nay lắm rồi”, bà Nguyễn Thị Hồng, người dân thôn Hữu Tân chia sẻ.

Khánh Trinh 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top