Người dân đua thuyền trên sông Nhật Lệ mừng ngày lễ lớn của đất nước

Sáng ngày 30/4, tại TP. Đồng Hới (Quảng Bình), đã diễn ra lễ hội đua thuyền trên sông Nhật Lệ, thu hút sự quan tâm cổ vũ của đông đảo người dân và khách du lịch.

Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ nằm trong khuôn khổ tuần Văn hóa - Du lịch thành phố Đồng Hới diễn ra từ 25/4 đến 1/5, là điểm hẹn văn hóa đặc sắc mang dấu ấn văn hóa cầu đảo vùng sông nước Nhật Lệ.

Năm nay, lễ hội có sự tham gia của 8 đội bơi đến từ 5 địa phương, gồm: 4 thuyền của xã Bảo Ninh, 1 thuyền xã Quang Phú, 1 thuyền phường Phú Hải, 1 thuyền phường Hải Thành và 1 thuyền phường Đồng Hải. 

Theo luật đua, mỗi thuyền có 23 vận động viên, với các vai trò trên tuyền là: trai bơi, chèo lái, chèo mũi và 1 gõ mõ (nếu có). Các thuyền bơi có thiết kế và kích thước giống nhau, với đầu rồng ở mũi và thân thuyền chạm vẽ vảy rồng nổi bật.

Các đội thi sẽ đua tranh trên đường đua dài 12,9 km và về đích trước Tượng đài Mẹ Suốt. Đường đua nằm trên dòng sông Nhật Lệ, kéo dài đến gần cửa biển rồi các đội đua sẽ trở thuyền quay về, lặp lại trong ba vòng đua.

Người dân tập trung tại hai bên bờ sông Nhật Lệ và cầu Nhật Lệ 1 để cổ vũ và reo hò. Một số bà con ngư dân còn tập trung trên thuyền để theo dõi đường đua một cách sống động hơn. Đặc biệt, lễ hội đua thuyền truyền thống thu hút sự quan tâm của nhiều khách du lịch đang có chuyến đi đến địa phương.

Anh Nguyễn Văn Nam (Hà Nội) đến TP. Đồng Hới du lịch cùng gia đình hào hứng chia sẻ: “Tôi có thấy thông tin chương trình ở trên hội nhóm du lịch, nên cho con trai cùng đến xem và cảm nhận không khí sôi động của lễ hội địa phương. Bà con người dân cổ vũ rất nhiệt tình và những con thuyền đua cũng thi đấu quyết liệt vô cùng. Nhân dịp này, tôi cũng muốn con trai có thêm trải nghiệm văn hóa vô cùng thú vị như này”.

Sau gần 1 giờ rẽ sóng đua tranh quyết liệt, thuyền đua của đội phường Phú Hải về Nhất; giải Nhì thuộc về thuyền đua của phường Hải Thành và giải Ba thuộc về thôn Cửa Phú, xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới.

Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, được công nhận vào năm 2022. Trước năm 1945, Lễ hội được tổ chức 6 năm 1 lần, hay còn gọi là lục niên cạnh độ. Sau ngày giải phóng Đồng Hới (18/8/1954), lễ hội được tổ chức thường niên vào ngày Quốc khánh 2/9.

Tuy nhiên, ngày nay, với sự thu hút của lễ hội cũng như sự quan tâm của người dân, khách du lịch, lễ hội đua thuyền trở thành dịp để quảng bá và lan tỏa nét đẹp văn hóa cầu đảo vùng sông nước Nhật Lệ, lễ hội được tổ chức vào dịp 30/4 và 1/5, là điểm nhấn của tuần Văn hóa - Du lịch TP. Đồng Hới cũng như mừng ngày lễ lớn của đất nước.

Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ, cùng các lễ hội văn hóa - du lịch khác trong khuôn khổ tuần lễ mừng ngày lễ lớn của đất nước như “Trò chơi dân gian truyền thống Hội Bài chòi”, “Lễ hội đường phố”, “Lễ hội ẩm thực”,… đã góp phần khuấy động không khí du lịch của TP. Đồng Hới, tạo nên nét văn hóa đặc trưng vùng miền của địa phương cũng như đóng góp cho việc thu hút đầu tư - phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố nói riêng, tạo dấu ấn cho du lịch Quảng Bình nói chung.

Khánh Trinh (bài và ảnh)

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top