BTV, MC Anh Thư: “Nghề Báo là trải nghiệm đáng quý với bất cứ ai!”

00:04 22/06/2022 - Văn hóa xã hội
Được gia đình định hướng theo nghề Báo từ ngày còn là cô học sinh cấp 2, khi bố mẹ nhìn thấy những tố chất văn chương của cô con gái nhỏ (liên tục được cử đi thi học sinh giỏi văn khi học tại trường THCS Chu Văn An, có bài đăng báo Thiếu niên tiền phong từ năm học lớp 6…), thế nhưng Anh Thư đã từng từ chối con đường Báo chí chuyên nghiệp không chỉ 1 lần.

BTV, MC Anh Thư (Đài PT&TH Hà Nội) 

PV: Vì sao lại có câu chuyện chọn nghề xem chừng đầy vất vả này?

AT: Tôi đã từng là người thiếu tự tin vào bản thân. Thời điểm tốt nghiệp đại học (năm 2005) tôi vẫn khó cởi mở và trò chuyện với tất cả mọi người. Việc viết lách cũng rất cảm xúc. Vậy nên khi bắt đầu cộng tác với tuần san “Đời sống gia đình” của báo Phụ nữ Thủ đô, mặc dù đều đặn có bài đăng, nhưng định nghĩa về 1 người làm công việc viết lách vẫn rất mơ hồ trong suy nghĩ của tôi lúc ấy! Mãi đến khi được kênh Truyền hình Đầu tư (Invest TV- VTVCab15) của Đài truyền hình cáp Việt Nam mời cộng tác trong vai trò người dẫn chương trình vào năm 2008, đó được xem là bước ngoặt để tôi trở thành Anh Thư của hiện tại!

PV: Nghĩa là Truyền hình đã biến đổi bạn? (Chứ không phải báo giấy hay phát thanh?)

AT: Có thể nói như vậy! Vì nếu tính chính xác thì tôi bắt đầu viết báo từ năm 12 tuổi, tất nhiên trên các ấn phẩm dành cho lứa tuổi của mình. Tôi viết khá đa dạng, từ truyện ngắn, thơ, tản văn, sau này là các bài phân tích, lời khuyên nuôi dạy con trẻ (kể cả lúc chưa làm mẹ), nhưng tôi đọc và tổng hợp, dịch trên nhiều đầu báo quốc tế để lấy kinh nghiệm, và quan trọng tôi hay quan sát cuộc sống xung quanh. Có những bài viết hơn 10 năm trước được đăng và đến giờ khi đọc lại, tôi còn không hiểu sao mình có thể “già đời” như thế! (Cười).

Tôi nghĩ mình là người may mắn khi còn được trải nghiệm làm nghề ở 1 mảng chuyên biệt khác: đó là phát thanh. Cũng chính JoyFM- Kênh phát thanh chuyên biệt về sức khỏe tần số 98.9MHZ là cơ quan đầu tiên giúp khán thính giả biết đến 1 MC Anh Thư. Nhờ quãng thời gian song song với công việc truyền hình và phát thanh tại đây mà tôi dần biết tiết giảm trong cách dẫn dắt, bao quát nội dung sao cho phù hợp với thời lượng mỗi chương trình.

PV: Xuất phát điểm là BTV của kênh Truyền hình Đầu tư (nghĩa là chuyên sản xuất các chương trình về chủ đề kinh tế), rồi tiếp tục chuyển sang mảng Y tế khi làm việc tại JoyFM), trong khi vẫn cộng tác với 1 số đầu báo về các vấn đề gia đình, xã hội… Có vẻ như bạn là 1 phóng viên, biên tập viên “chạy” hơi nhiều sân?

AT: Thực chất khi bắt đầu về công tác tại Đài Phát thanh & Truyền hình Hà Nội, tôi còn là 1 phóng viên mảng sản xuất nông nghiệp nông thôn của Ban Truyền hình cơ sở, rồi thời sự của Hà Nội 18h nữa. Nhưng sau vài năm đảm nhận nhiều vai trò và sản xuất ở nhiều mảng nội dung khác nhau, cho đến thời điểm hiện tại, danh xưng tôi được gọi nhiều nhất lại là MC. Và tôi thấy vui vì điều đó!

Hiện tại tôi vẫn sản xuất các chương trình của Ban Biên tập Văn nghệ (ngoài công việc dẫn chương trình), tôi cũng có thể tự lên kịch bản, đạo diễn các phóng sự, chuyên đề mình được giao vai trò chủ nhiệm. Danh xưng MC nghe thì đơn giản, nhưng khi đặt nó trong 1 tập thể chuyên nghiệp như Đài Phát thanh & Truyền hình Hà Nội, đó lại chỉ là 1 mắt xích rất nhỏ trong hàng loạt công việc biên tập viên như tôi cần đảm nhiệm.

PV: Vậy bạn đã từng từ chối nghề Báo như thế nào?

AT: Bố tôi là 1 nhà báo quân đội. Chính thời điểm tôi mới ra trường, ông đã từng định hướng cho con gái vào truyền hình Quân đội. Tôi cũng được mang trên mình bộ quân phục và lên hình tại cơ quan số 2 Lý Nam Đế. Nhưng vì sự thiếu tự tin mà tôi đã từ bỏ sau khoảng thời gian rất ngắn. Hồi đó MC là định nghĩa rất xa xỉ, nghĩa là chỉ những cô gái xinh đẹp, tài giỏi và rất tự tin mới có thể trở thành người đại diện hình ảnh cho cả 1 cơ quan truyền hình. Mà tôi thì không tin mình hội đủ những tố chất ấy!

Sau đó khi tôi xem lại những chương trình mình làm tại VTVCab15 cũng thấy có điều gì đó không ổn. Tôi bị xuống tinh thần và luôn tự nghĩ có lẽ truyền hình không phải lựa chọn phù hợp. Phải mất gần 2 năm tôi mới bắt đầu định hình được phong cách và ngày càng yêu công việc hiện tại hơn.

PV: Bạn có khắt khe với bản thân quá không? Vì tôi tin rằng bất cứ ai tiếp xúc với Anh Thư bây giờ cũng sẽ dành lời khen tặng cho 1 BTV, MC xinh đẹp, thông minh và đầy sức hút?

AT: Cảm ơn bạn! Đó là sự trưởng thành theo thời gian của mỗi người, và may mắn Anh Thư đã có những biến đổi theo chiều hướng tích cực. Nếu để so sánh 1 Anh Thư trẻ trung, thanh xuân của 14 năm trước với chính mình trong hiện tại, Thư chắc chắn sẽ yêu thương và trân trọng phiên bản này hơn rất nhiều! Mặc dù có những thất bại, đắng cay và không ít lần buông bỏ, nhưng khi nhận thức được công việc không đơn giản là công việc, nghề báo là sự trải nghiệm đáng quý với bất cứ ai. Ở đó Thư được học hỏi, được công nhận, được đóng góp khả năng và tâm huyết vào mỗi chương trình, mang tới cho khán giả những hình ảnh và thông tin mới mẻ, giá trị, chính Thư cũng trở nên tốt đẹp và hoàn thiện hơn!

PV:  Cảm ơn Anh Thư! Chúc bạn luôn xinh đẹp, mạnh khỏe và tâm huyết với nghề!

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top