Nâng cao truyền thông về bình đẳng giới, chống bạo hành phụ nữ, trẻ em

Tại Việt Nam, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái vẫn là một vấn đề bức xúc và đầy thách thức, bất chấp nhiều nỗ lực các cấp, ban ngành nhằm giải quyết vấn đề này trong thời gian qua. 

Nâng cao truyền thông về bình đẳng giới, chống bạo hành phụ nữ, trẻ em_ Ảnh: TL

Báo cáo Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 cho thấy ở Việt Nam 62,9% phụ nữ phải chịu một hoặc nhiều hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần và bạo lực kinh tế cũng như kiểm soát hành vi do chồng gây ra trong cuộc đời và 31,6% phụ nữ phải chịu các hình thức bạo lực này trong 12 tháng qua.

Hình thức bạo hành thể chất đối với phụ nữ trong gia đình dễ phát hiện nhất nhưng hậu quả lại đau thương nhất. Nhiều chị em bị đánh đập dẫn đến tử vong hoặc mất trí nhớ. Chẳng hạn, vụ bạo hành về thể chất điển hình gần đây là trường hợp chị H.T.N 49 tuổi ở Quảng Ngãi. Chị bị chồng đánh vỡ sọ, tử vong chỉ vì ốm đau không đi làm kiếm tiền nuôi chồng con. Cái chết thương tâm của chị để lại nhiều xót thương cho cuộc đời bất hạnh do chính người chồng gây ra.

Một trường hợp khác là chị N.T.H bị chồng H.V.T ở phường Long Bình, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh bạo hành 10 năm. Chị bị tổn hại, suy kiệt cả về thể chất lẫn tinh thần; bản thân chị không có khả năng tự vệ; chỉ đến khi chị bị thương tích nghiêm trọng phải đi cấp cứu thì người phạm tội mới bị nghiêm trị. 

Không chỉ trong gia đình, những người phụ nữ cũng có thể bị bạo hành ngoài xã hội, ngày 25/2 vừa qua, thông tin từ Công an TP. Hạ Long (Quảng Ninh) cho biết, đang vào cuộc điều tra vụ bà N.T.T., công chứng viên tại một văn phòng công chứng ở P. Hoành Bồ (TP. Hạ Long), nhập viện vì bị một người đàn ông đá sưng mặt. Không chỉ dùng động tác đá vào mặt xâm phạm nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe nạn nhân, người đàn ông này còn nhổ bọt vào mặt nạn nhân. Nữ công chứng N.T.T đã phải nhập viện và cầu cứu lên Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh. 

Xét ở góc độ chế tài pháp luật hiện nay, tuỳ thuộc vào hành vi bạo lực với phụ nữ trẻ em, pháp luật đã có những biện pháp trừng phạt thích đáng, có hai mức độ truy cứu trách nhiệm của đối tượng thực hiện hành vi vi phạm bạo lực gia đình. Một là, người thực hiện hành vi bạo lực gia đình có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ - CP với mức phạt tối đa có thể lên đến 30 triệu đồng đối với cá nhân và 60 triệu đồng đối với tổ chức, tuỳ thuộc vào hành vi vi phạm sẽ có những mức phạt cụ thể. Hai là, người bạo hành phụ nữ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm học phạt từ lên đến 5 năm (theo quy định tại Điều 185, Bộ Luật Hình Sự năm 2015), và tuỳ thuộc vào hành vi đối tượng có hành vi bạo lực gia đình có thể bị xử lý với tội danh khác.

Tóm lại, trong bối cảnh kỷ nguyên số hiện nay, các ngành, các cấp cần nâng cao hơn nữa công tác truyền thông về bình đẳng giới, phòng chống bạo hành giới đối với phụ nữ và trẻ em. Trên cơ sở thông tin chính thống từ các cơ quan chức năng chuyên ngành, báo chí bằng nhiều hình thức khác nhau tiếp tục phản ánh thực trạng bình đẳng giới ở Việt Nam một cách thực chất, đầy đủ, khách quan. Sử dụng thông tin từ mạng xã hội làm một nguồn tin phục vụ công tác điều tra, thẩm định thông tin. Tìm mọi giải pháp tăng cường số lượng, chất lượng tin bài truyền thông về bình đẳng giới trên các phương tiện báo, đài một cách đa dạng, phong phú… hỗ trợ, bảo vệ đưa tiếng nói phụ nữ, trẻ em lên báo chí một cách mạnh mẽ.

Tuấn Hữu

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top