Nâng cao mục tiêu, Quảng Bình đặt kế hoạch đón 3 triệu lượt khách trong năm 2023

23:08 27/12/2022 - Kinh tế
Thực hiện phương án mở cửa du lịch trong điều kiện bình thường mới, du lịch Quảng Bình đã có sự phục hồi và đón hơn 2 triệu lượt khách, từ đó đặt ra mục tiêu mới với 3 triệu lượt khách trong năm 2023.

Chiều ngày 27/12, Sở Du lịch đã tổ chức Hội nghị kết nối hoạt động du lịch năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Quý, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh cho biết 2022 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 5 năm 2021-2025, sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 sẽ tạo đà cho sự tăng trưởng trong những năm tiếp theo.

"Du lịch được xác định là ngành kinh tế quan trọng, cần quyết liệt tập trung thực hiện các giải pháp nhằm nhanh chóng phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng để hoàn thành các chỉ tiêu nhằm phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2021 - 2025", ông Nguyễn Ngọc Quý cho biết.

Ông Nguyễn Ngọc Quý, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: PV.

Trong năm 2022, ngành du lịch Quảng Bình đã đặt ra kế hoạch phục hồi du lịch rõ ràng, hoàn thành mục tiêu với 2.010.720 lượt khách, gấp 3,53 lần so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 100,5% so với kế hoạch năm 2022. Trong đó, khách nội địa ước đạt 1.979.933 lượt khách, gấp 3,51 lần so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 99,5% so với kế hoạch; khách quốc tế ước đạt 30.787 lượt khách, gấp 5,4 lần so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 307,9% so với kế hoạch.

Tổng thu từ khách du lịch dự ước đạt khoảng 2.312,3 tỷ đồng, gấp 3,53 lần so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 102,8% so với kế hoạch năm 2022.

Cũng trong năm 2022, nhiều sản phẩm du lịch mới đã được thử nghiệm, nhằm lấy ý kiến để đưa ra phục vụ đông đảo khách du lịch. Các sản phẩm du lịch mới có như "Khám phá thiên nhiên khe Kiều, hệ thống hang động Sơn Bồi và tìm hiểu văn hóa người Bru-Vân Kiều"; “Khám phá hang Ô Rô - hang Hoàn Mỹ”; “Khám phá hung Thoòng”; “Du thuyền ngắm cảnh trên sông Nhật Lệ kết hợp tham quan danh thắng, di tích lịch sử”; “Trải nghiệm cuộc sống mùa lụt” tại xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa; “Trải nghiệm thiên nhiên và tìm hiểu văn hóa cộng đồng người Rục ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình”; “Khám phá thiên nhiên Chà Rào – Chà Cùng, xã Trường Sơn”…

Các doanh nghiệp cũng tiếp tục khai thác thử nghiệm chương trình tham quan 4 ngày 3 đêm của sản phẩm du lịch “Khám phá hang Đại Ả, hang Over, hang Pygmy”; triển khai đề án “Phát triển làng văn hóa, du lịch Cự Nẫm”

Ông Đặng Đông Hà, Phó Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình trình bày về kết quả hoạt động du lịch năm 2022. Ảnh: PV

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại việc phát triển du lịch vẫn còn nhiều hạn chế, xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu do công suất phục vụ của các đường bay Đồng Hới – Hà Nội, Đồng Hới – TP.Hồ Chí Minh còn thấp; cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch tuy đã được chú trọng đầu tư nhưng thiếu đồng bộ; thiếu các khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm, chợ đêm, trạm dừng chân trên các tuyến đường, bãi đỗ xe du lịch tại thành phố Đồng Hới, các dịch vụ hỗ trợ phục vụ khách, các sản phẩm du lịch mới...

Tiếp tục kế hoạch phục hồi và phát triển du lịch trong năm mới 2023, Sở Du lịch Quảng Bình đặt chỉ tiêu đón 3 triệu đến 3,5 triệu lượt khách. Trong đó, Số lượng khách nội địa: từ 2.900.000 đến 3.400.000 lượt khách; Số lượng khách quốc tế: 100.000 lượt khách.

“Đến nay, tổng số sản phẩm, khu, điểm tham quan du lịch đã được phê duyệt đề án hoặc cho phép khai thác thử nghiệm trên địa bàn tỉnh là 30 sản phẩm, ngành du lịch sẽ triển khai các chương trình quảng bá để giới thiệu tài nguyên du lịch Quảng Bình và tích cực hưởng ứng các hoạt động du lịch vì cộng đồng, về phát triển của tỉnh và tạo ra đột phá mới cho năm 2023”, ông Đặng Đông Hà, Phó Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình cho biết.

Khánh Trinh

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top