Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Năm 2022, Việt Nam kiểm soát tốt tình hình an ninh mạng

Theo ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), tình hình an toàn an ninh mạng Việt Nam năm 2022 có nhiều "điểm sáng" nổi bật, tình trạng an ninh mạng tại Việt Nam đang ở mức kiểm soát tốt, tuy nhiên vẫn còn các mối đe dọa về an toàn thông tin.

Ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin chia sẻ về tình hình an toàn an ninh mạng Việt Nam năm 2022_Ảnh: Vietnam+

Trong năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì, phối hợp cùng với các cơ quan, tổ chức tổ chức ba cuộc diễn tập thực chiến quy mô quốc gia bảo đảm an toàn thông tin mạng. Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã phối hợp cũng như trực tiếp ngăn chặn 2.328 website lừa đảo, 1.342 trang web lừa đảo trực tuyến cùng 986 trang web, địa chỉ mạng có nội dung vi phạm pháp luật, qua đó góp phần bảo vệ gần 4 triệu người dân, tương đương 6% người dùng trên Internet. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng xử lý 76 website phát tán mã độc; chặn kết nối đến 915 địa chỉ máy chủ điều khiển mạng Botnet (mạng máy tính ma).

Năm 2022 cũng ghi nhận 4 năm liên tiếp số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong mạng botnet giảm mạnh. Hiện nay, số lượng địa chỉ IP botnet trung bình hàng tháng của Việt Nam đã giảm xuống dưới 500.000 địa chỉ, cụ thể là hơn 479.000 địa chỉ.

Theo ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, đây là một kết quả rất tích cực nhờ Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì phát động chiến dịch bóc gỡ mã độc trên không gian mạng hàng năm, với sự tham gia của đông đảo các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của trên cả nước. Trong tháng 8/022, Chiến lược an toàn, an ninh mạng quốc gia năm 2025 và tầm nhìn năm 2030 được Chính phủ ban hành đã thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực từ các cơ quan, tổ chức nhà nước, toàn thể cộng đồng trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng quốc gia.

Bên cạnh những "điểm sáng" vẫn còn đó là những nguy cơ, mối đe dọa về an toàn thông tin tại Việt Nam.

Từ đầu năm 2022 đến nay, Cục An toàn thông tin đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 11.213 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam.

Trong số đó có hơn 3.900 cuộc tấn công Phishing (Tấn công giả mạo), hơn 1.500 cuộc tấn công Deface và gần 5.800 cuộc tấn công lây nhiễm mã độc malware. Số cuộc tấn công mạng này tăng 44,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Ông Trần Đăng Khoa, cho biết: Một hiện trạng đáng lưu ý, đó là mặc dù nhận được cảnh báo về tấn công mạng hoặc là các cảnh báo về điểm yếu, lỗ hổng từ các cơ quan chức năng, vẫn rất nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa quan tâm xử lý hoặc chưa cập nhật các bản vá trên phần mềm để giảm thiểu rủi ro. Đây là vấn đề về nhận thức và trách nhiệm các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần phải có sự thay đổi. Tiếp đó là hành vi lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng trong thời gian qua trở nên phổ biến hơn.

Theo thống kê của Cục An toàn thông tin, các hình thức lừa đảo trực tuyến trong thời gian qua chủ yếu là giả mạo thương hiệu chiếm 72,6%, giả mạo chiếm đoạt tài khoản trực tuyến chiếm hơn 11%. Các hình thức khác như lừa đảo trúng thưởng, việc làm trực tuyến, các ứng dụng cho vay chiếm khoảng 16% còn lại.

Chính vì vậy, một trong những mục tiêu chính trong năm 2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông là bảo vệ người dân trên không gian mạng. Bộ đã chỉ đạo quyết liệt cùng với các cơ quan chức năng có thẩm quyền ngăn chặn rất nhiều trang web, blog giả mạo lừa đảo trực tuyến để bảo vệ gần 4 triệu người dân Việt Nam, tương đương với khoảng 6% người dùng Internet.

Cũng theo đại diện Cục An toàn thông tin, việc tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng vẫn chưa được các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chú trọng, đặc biệt là tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tích cực đôn đốc, hướng dẫn nhưng đến nay thì tỷ lệ hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức nhà nước được phê duyệt cấp độ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Theo thống kê của Cục An toàn thông tin, với hơn 3.000 hệ thống thông tin thì mới chỉ có khoảng 54,8% hệ thống thông tin được các bộ, ngành, địa phương phê duyệt cấp độ, tăng 24,8% so với tỷ lệ 30% cuối năm 2021.

Đáng chú ý, hiện vẫn còn 9 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 12 địa phương vẫn có tỷ lệ phê duyệt thấp hơn 10%. Hầu hết, các cơ quan đều chưa triển khai đầy đủ 100% quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

Theo TTXVN

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top