Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Minh Hóa (Quảng Bình): Vượt khó nâng cao chất lượng giáo dục

Trong không khí thi đua chào mừng hướng tới kỷ niệm 41 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2023, ngành giáo dục huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua đã nỗ lực, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo nguồn nhân lực vững chắc cho sự phát triển văn hóa - xã hội của huyện.

Bám bản, bám trường đưa con chữ tới học sinh vùng cao

Thầy Đinh Xuân Quý, Tổ trưởng điểm Trường Ón Trường Tiểu học và THCS Thượng Hóa (xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình), cho biết: “Năm 1957, Bộ đội Biên phòng đã phát hiện ra một tộc người sống trong hang (nay là đồng bào dân tộc Rục), sau đó đưa họ ra lập làng, lập bản, dạy bà con trồng lúa, dạy cho con cái họ biết đọc, biết viết.

Đến năm 1963, trường Tiểu học và THCS Thượng Hóa được thành lập để dạy học cho hơn 400 con em đồng bào nơi đây. Nhưng đến nay, ngôi trường này vẫn còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn”.

Trường Tiểu học và THCS Thượng Hóa (xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình).

“Tôi luôn dậy sớm hơn thường ngày 1 giờ đồng hồ để đến tận nhà một số em học sinh để động viên các em đến trường. Bởi các em học sinh tại đây đa phần là con em của đồng bào dân tộc thiểu số nên về nhận thức còn có hạn chế, bản thân gia đình gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống nên việc quan tâm đến việc học tập của con em mình còn hạn chế. Thời gian vừa qua, tuy mới đầu mùa mưa lũ nhưng chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các chính quyền về cơ sở vật chất lẫn tinh thần nên chúng tôi các quyết tâm bám trường, bám bản gieo con chữ cho các em…”, thầy Đinh Xuân Qúy chia sẻ.

Trò chuyện với chúng tôi, Thầy Trương Hữu Tiến, Trường Tiểu học và THCS Thượng Hóa (xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình), cho hay: “Trường tiểu học và THCS Thượng Hóa có 3 điểm trường ở bản Ón, Yên Hợp và Mò O Ồ Ồ với hơn 150 học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 là con em đồng bào Rục. Bước vào năm học mới, trường đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm, như: Tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng mũi nhọn của nhà trường; thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; chú trọng đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo dạy học theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất học sinh...”.

Một tiết học của thầy trò Trường Tiểu học và THCS Thượng Hóa (xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình).

Theo thầy Trương Hữu Tiến, cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập của học sinh Trường Tiểu học và THCS Thượng Hóa (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) vô cùng khó khăn, thiếu thốn, nhiều nơi phải sử dụng các phòng học tạm; thiếu đội ngũ giáo viên; thiếu thiết bị dạy học; công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia còn gặp nhiều rào cản, một số trường cơ sở vật chất xuống cấp.

Dù gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn trong việc phát triển giáo dục, thế nhưng, ngôi trường này rất chú trọng đến chất lượng chuyên môn và  đã gặt hái được nhiều thành công: 5 năm liền được Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”; từ năm học 2018 - 2019 đến nay, nhà trường được Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Minh Hóa tặng giấy khen: Trường TH&THCS Thượng Hóa đạt giải Nhì cuộc thi “Thiết kế, xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp”…

Chú trọng phát triển giáo dục

Thời gian qua, huyện Minh Hóa đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Mạng lưới trường học trên địa bàn được sắp xếp tinh gọn, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Công tác tuyển sinh đầu cấp đạt tỷ lệ 100%. Ông Đinh Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa, chia sẻ, 

Một lớp học ghép ở Trường Tiểu học và THCS Thượng Hóa (xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình).

Tuy nhiên, huyện đang gặp nhiều khó khăn vì cơ sở vật chất xuống cấp; thiếu phòng học, trang thiết bị dạy học. Do việc tinh giản biên chế nên huyện đang thiếu giáo viên , tỷ lệ giáo viên đứng lớp ở nhiều trường học chưa đạt theo quy định để tổ chức dạy học hiệu quả, nhất là khi triển khai thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018. Vì thiếu biên chế nên phải ghép lớp, dẫn đến số học sinh trong mỗi lớp học vượt quy định...

Đối với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024, Phòng GD&ĐT huyện đã đề ra những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó tập trung vào 3 môn học: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh lớp 9. Các trường học đã triển khai thực hiện phân loại học sinh, xây dựng kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng.

Tuy khó khăn về cơ sở vật chất nhưng nhiều trường học ở miền núi Minh Hóa (Quảng Bình) vẫn làm những phòng thư viện có nhiều loại sách để nâng cao chất lượng giáo dục.

Huyện cũng đã triển khai hiệu quả các nội dung của chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên; triển khai thực hiện các nội dung của chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025”, “Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025” và quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện cho các em đến trường.

Ngành GD&ĐT huyện triển khai thực hiện chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới và đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập… Đặc biệt, huyện tiếp tục duy trì và phát triển quy mô mạng lưới trường lớp tại các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm tốt chế độ chính sách đối với học sinh và đội ngũ giáo viên vùng dân tộc thiểu số… Từ những nỗ lực đó, huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

Cảnh Hoa

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top