Việt Nam xếp thứ 2 ở khu vực châu Á bị mã độc tấn công

Báo cáo An ninh mạng (SIR Volume 21) do Microsoft châu Á công bố ngày 8/2 cho thấy, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương bị mã độc tấn công.
Microsoft:

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: pandasecurity.com)

SIR Volume 21 chỉ ra châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt thị trường mới nổi, là những nước gặp nguy cơ cao nhất về các mối đe dọa an ninh mạng. 

Trong 5 nước đứng đầu toàn cầu về nguy cơ nhiễm mã độc thì có hai thuộc khu vực Đông Nam Á là Việt Nam (thứ 2) và Indonesia (thứ 4) (trong khi đó, Mông Cổ đứng thứ nhất, Pakistan thứ ba, Nepal và Bangladesh đứng ở vị trí thứ 5). Việt Nam và Indonesia là hai nước có tỷ lệ nhiễm mã độc hơn 45% vào quý 2/2016, nhiều hơn gấp đôi so với mức trung bình 21% của thế giới. 

Vẫn theo danh sách này, các nước bị nhiễm mã độc cao bao gồm các thị trường lớn đang phát triển và các nước Đông Nam Á như Mông Cổ, Pakistan, Nepal, Bangladesh, Campuchia, Philippines, Thái Lan và Ấn Độ với tỉ lệ hơn 30%. Trong khi đó, các quốc gia phát triển cao về công nghệ thông tin trong khu vực như Nhật Bản, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Singapore… có tỉ lệ nhiễm mã độc ở mức thấp hơn so với trung bình thế giới.

Ông Keshav Dhakad, Giám đốc khu vực, Trung tâm Phòng chống Tội phạm mạng, Microsoft châu Á cho rằng, với sự gia tăng lượng mã độc kèm lượng tấn công ngày càng tinh vi, an ninh mạng đang trở thành nhiệm vụ ưu tiên quan trọng với hầu hết các tổ chức. 

“Các tổ chức thường mất trung bình tới 200 ngày để biết rằng họ đã bị tấn công và điều này không giảm nhiệt trong tương lai nên điều các doanh nghiệp cần phải tích hợp tốt các đầu tư và năng lực bao gồm ‘Bảo vệ - Phát hiện - Đáp ứng’ với một chiến lược tập trung vào những cột trụ cốt lõi là Định danh - Ứng dụng, Dữ liệu, Cơ sở hạ tầng và Thiết bị.

Ngoài ra, các tổ chức, doanh nghiệp nên xem xét việc sử dụng mạnh mẽ các dịch vụ dựa trên đám mây đáng tin cậy để được bảo vệ dữ liệu ở mức độ cao nhất,” ông Keshav Dhakad khuyến nghị./.

Theo TTXVN

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top