Mê Linh Hà Nội chú trọng phát triển du lịch văn hóa tâm linh kết hợp du lịch sinh thái

Vừa qua, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức khảo sát các tuyến, điểm du lịch trên địa bàn huyện và hội nghị nâng cấp chất lượng dịch vụ kết nối điểm du lịch huyện Mê Linh với các doanh nghiệp lữ hành nhằm thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn.

Huyện Mê Linh nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, có diện tích 142,46km2, là vùng đất cổ có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử gắn với sự hiện diện hệ thống di tích lịch sử Hai Bà Trưng.

Theo thống kê, trên địa bàn huyện có 161 di tích, trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt, 25 di tích cấp quốc gia và 53 di tích cấp thành phố. Trong đó có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như đồi 79 Mùa xuân - nơi thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, đình Hạ Lôi, chùa Trung Hậu, đình Bạch Trữ...

Đền Hai Bà Trưng, di tích quốc gia đặc biệt, điểm đến nổi tiếng của huyện Mê Linh.

Ông Hoàng Anh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh chia sẻ, Mê Linh là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp chất lượng cao, công nghiệp phụ trợ và du lịch dịch vụ… Do đó, phát triển du lịch là yếu tố cấp thiết để huyện Mê Linh có thể thúc đẩy kinh tế phát triển và nâng cao hình ảnh đất và người Mê Linh với thương hiệu "mảnh đất ngàn hoa". 

Ngoài di tích lịch sử, Mê Linh còn có nét văn hóa làng nghề đẹp, bao gồm nhiều làng nghề truyền thống như làng trồng rau tập trung tại xã Tráng Việt và làng làm mỳ bún, kẹo lạc xã Tiến Thịnh. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch địa phương. Huyện Mê Linh cũng được biết đến là "thủ phủ hoa" của Thủ đô, với hàng trăm ha trồng hoa và nhiều làng nghề nổi tiếng trong việc trồng hoa và cây cảnh. Điều này cũng sẽ tạo cơ hội để phát triển du lịch nông nghiệp - sinh thái.

Toàn cảnh hội nghị

Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn cũng khẳng định, Mê Linh đã và đang xác định đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững là “Du lịch văn hóa tâm linh kết hợp với sản phẩm du lịch nông nghiệp trải nghiệm, du lịch sinh thái”.

Có mặt tại buổi khảo sát, các đơn vị lữ hành đều có chung nhận định, Mê Linh có nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú và đặc sắc về văn hóa. Tuy nhiên, các điểm đến còn thiếu sản phẩm trải nghiệm, hệ thống giao thông liên tuyến còn hạn chế, dịch vụ lưu trú và ẩm thực còn hạn chế. 

Đại diện của các doanh nghiệp du lịch mong muốn huyện Mê Linh quy hoạch và đầu tư vào hạ tầng du lịch nhiều hơn, cung cấp cơ sở lưu trú đa dạng và nâng cao chất lượng dịch vụ ẩm thực để thu hút du khách. Cùng với đó, cung cấp thêm nhiều thông tin hơn và tổ chức nhiều các hoạt động trải nghiệm cho du khách, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp du lịch địa phương hợp tác với các đối tác du lịch trong và ngoài nước.

Khảo sát điểm đến du lịch tại làng nghề trồng hoa ở Mê Linh.

Tại hội nghị, Bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội đã cam kết sẽ hỗ trợ huyện Mê Linh trong việc phát triển du lịch, đồng thời khuyến nghị huyện nên xây dựng kế hoạch quảng bá du lịch, đổi mới sản phẩm du lịch, và xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng để phục vụ du khách.

Theo đó, thời gian tới, Sở Du lịch tiếp tục phối hợp với UBND huyện xây dựng sản phẩm du lịch mới để có thể triển khai ngay; kết nối các doanh nghiệp lữ hành để đưa khách đến với Mê Linh nhiều hơn. Đồng thời, mong muốn việc phát triển du lịch sẽ đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế và du lịch của địa phương nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung.

Bảo Châu

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top