Liên Hợp Quốc yêu cầu điều tra vụ trẻ tàn tật bị 'làm nhục' ở Úc

22:04 05/08/2016 - Thế giới
Một nhóm bao gồm 6 tổ chức của người tàn tật ở Úc đã phải viện đến sự can thiệp quốc tế khi một số trường học tại nước này bị cáo buộc đã hành hung, làm nhục và nhốt học sinh tàn tật vào phòng tối.
Nhiều trẻ tàn tật bị đối xử tàn nhẫn và vô nhân đạo
 
Liên Hợp Quốc đã nhận đơn thỉnh cầu của 55 gia đình có con tàn tật tại Úc để điều tra tình trạng một số trường học vi phạm “phổ biến và nghiêm trọng” nhân quyền của học sinh tàn tật.
 
Theo đó, 36% các học sinh tàn tật này đã bị nhân viên nhà trường đấm, đá và kéo lê đi khắp trường trước mặt các bạn cùng lớp chỉ vì thiếu kiến thức. Các học sinh tàn tật đã bị quản thúc ở những nơi không phù hợp và không an toàn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như “phòng bình tĩnh”, “phòng ngừng chơi” hoặc “khu vui chơi”. Nhưng thực chất, đó là những nhà kho, tủ hoặc các tòa nhà không được sử dụng với các cửa sổ có kính bị bôi đen và không bật đèn.
 
Những đứa trẻ này đã bị chấn thương bao gồm lo lắng nghiêm trọng, rối loạn căng thẳng sau chấn thương, bầm tím hoặc có các vết cắt lan rộng.
 
62% cha mẹ của những trẻ tàn tật này cho biết con mình đã phải gánh chịu sự đối xử “tàn nhẫn, vô nhân đạo và bị làm nhục”.
 
Nhiều trường học cũng bị cáo buộc đã phớt lờ trẻ tàn tật, bao gồm cả việc không có kế hoạch giáo dục gì cho trẻ và không quan tâm đến trẻ bằng cách không giao bài làm cho trẻ.
 
Phát biểu trên The Age, bà Stephanie Gotlib, Giám đốc điều hành tổ chức Trẻ em và Thanh niên Tàn tật Úc, cho biết các tổ chức của người tàn tật đã nêu vấn đề này lên các cơ quan giáo dục khắp nước Úc “hết lần này đến lần khác” nhưng vẫn không có kết quả gì.
 
Chính vì thế, các tổ chức này không còn lựa chọn nào khác ngoài cách tìm kiếm sự can thiệp quốc tế.
 
“Số lượng học sinh tàn tật bị đối xử tương tự trên thực tế là lớn hơn rất nhiều so với số trường hợp báo cáo lên Liên Hợp Quốc”, theo bà Julie Phillips, nhà vận động cho người khuyết tật.
 
Chính quyền bang Victoria (Úc) đã cử người làm việc với các trường học để cải thiện tình hình và xem xét cách các trường học đối xử với học sinh có vấn đề về hành vi. Giờ đây các trường học phải báo cáo mỗi khi họ quản thúc một đứa trẻ./.
 
Nguồn: TNO
Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top