Yếu tố cốt lõi để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh

"Môi trường kinh doanh minh bạch giúp thu hút đầu tư và đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp". Đó nội dung chính của Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm "Hành động tập thể tăng cường liêm chính trong kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư công khai, minh bạch" tổ chức sáng 29/9/2016, tại Hà Nội.
Liêm chính và minh bạch:

Ông Phạm Đại Dương, Thứ trưởng Bộ KH-CN, Trưởng Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: PV

Ban quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Tổ chức Hướng tới Minh bạch tại Việt Nam và các đơn vị liên quan, dưới sự tài trợ của Đại sứ quán Anh, tổ chức Hội thảo này là cơ hội rất tốt để các Ban quản lý 2 Khu CNC thể hiện sự cam kết của mình đối với các doanh nghiệp đã, đang và sẽ đầu tư vào Khu CNC về sự minh bạch và liêm chính

Tại Hội thảo này, đại diện của ba khu công nghệ cao (CNC) quốc gia là TP. Hồ Chí Minh (HCM), Hòa Lạc và Đà Nẵng đã cùng trao đổi kinh nghiệm thực hiện hành động tập thể tại Khu CNC TP. HCM, đồng thời thảo luận cách thức, lộ trình để nhân rộng mô hình tại Khu CNC Hòa Lạc và Đà Nẵng.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN), Trưởng Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc Phạm Đại Dương cho biết, Chính phủ Việt Nam hiện nay đang quyết tâm xây dựng một Chính phủ kiến tạo phát triển, Chính phủ hành động, Chính phủ phục vụ, trong sạch, liêm chính, chống tham nhũng và chống lãng phí. 

Thứ trưởng Bộ KH-CN Phạm Đại Dương cũng đánh giá cao sáng kiến “Hành động tập thể thúc đẩy liêm chính trong kinh doanh” của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh và hy vọng sáng kiến này sẽ được nhân rộng lan tỏa tại các khu công nghệ cao, khu công nghiệp khác trên toàn quốc trong thời gian tới.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều thách thức trong nỗ lực kinh doanh liêm chính. Việt Nam đã có khuôn khổ pháp luật tương đối toàn diện về minh bạch và phòng, chống tham nhũng, nhưng công tác đánh giá thực thi pháp luật cho thấy hiệu quả đạt được chưa cao, chưa tạo được niềm tin để cộng đồng doanh nghiệp tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành liêm chính trong kinh doanh.

Hơn nữa, những đơn vị, doanh nghiệp muốn xây dựng văn hóa kinh doanh phi tham nhũng, các nỗ lực của họ khó mang lại hiệu quả cao do thiếu vắng sự đồng thuận và khuyến khích hỗ trợ từ các bên liên quan.

Đại diện Tổ chức Hướng tới Minh bạch, ông Phạm Ánh Dương trong bài phát biểu của mình tại hội thảo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các hành động tập thể tới sự liêm chính, minh bạch trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc thực hành và thúc đẩy tính liêm chính sẽ giúp nuôi dưỡng một môi trường kinh doanh trong sạch và công bằng.

Tổ chức Hướng tới Minh bạch tin rằng các sáng kiến hành động tập thể mang tính xây dựng như Liên minh Liêm chính VN có thể tạo được một đóng góp đáng kể để giải quyết các rủi ro tham nhũng. Liên minh Liêm chính sẽ đưa ra một diễn đàn cho khu vực tư nhân nhằm gắn kết các đối tác trong chuỗi cung cấp, các phòng thương mại trong nước và quốc tế và các đối tác nhà nước với các hành động cụ thể như cam kết liêm chính, các cải thiện chính sách quan trọng và các hoạt động tăng cường năng lực nhằm khuyến khích liêm chính.

Chia sẻ những kinh nghiệm đã đạt được của Ban Quản lý Khu CNC TP. Hồ Chí Minh, bà Lê Bích Loan nhấn mạnh rằng, liêm chính và minh bạch trong kinh doanh chính là yếu tố căn bản trong quản trị rủi ro và là "đòn bẩy" chống tham nhũng trong các doanh nghiệp hiện nay.  Các doanh nghiệp có thể là nạn nhân và là thủ phạm của tham nhũng. Do đó DN đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia vào các thay đổi tích cực hướng đến sự liêm chính, minh bạch và trách nhiệm hơn trọng tất cả các mặt của cuộc sống.

"Khi áp dụng chương trình kinh doanh liêm chính, chúng tôi đã thực hiện công khai, minh bạch, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thiểu tiêu cực, nhũng nhiễu, từ đó lan tỏa những giá trị của một môi trường đầu tư lành mạnh đến cộng đồng doanh nghiệp trong Khu CNC TP. Hồ Chí Minh. Đội ngũ cán bộ công chức cũng thể hiện những chuyển biến tích cực về đạo đức và văn hóa ứng xử, nhận được đánh giá cao của doanh nghiệp", bà Lê Bích Loan, Phó Trưởng ban Quản lý Khu CNC TP. Hồ Chí Minh cho biết.

Đồng thời, bà Loan cũng cho biết thêm, việc chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn và hỗ trợ kỹ thuật việc triển khai "hành động tập thể tăng cường liêm chính kinh doanh" với Khu CNC Hòa Lạc và Đà Nẵng là bước đệm tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử giữa Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc, Đà Nẵng với các doanh nghiệp trong khu.

Liêm chính, bền vững và sự thành công kinh tế dài hạn trong Doanh nghiệp và cấp quốc gia có sự liên kết chặt chẽ. Liên minh liêm chính sẽ tạo sự hỗ trợ quan trọng cho các nỗ lực của mỗi Doanh nghiệp trong việc nâng cao quản lý liêm chính và các sáng kiến của Chính phủ nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thu hút và minh bạch.

Kết thúc hội thảo, đại diện của ba Khu CNC đã ký kết thỏa thuận "Hợp tác hành động tập thể thúc đẩy liêm chính trong kinh doanh" dưới sự chứng kiến của Lãnh đạo Bộ KH-CN, đại diện Đại sứ quán Anh tại Hà Nội và các đối tác hỗ trợ kỹ thuật. Ảnh: PV

Ngoài ra, Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc cũng ký cam kết với Công ty Cổ phần công nghệ công nghiệp Bưu chính viễn thông về cam kết thực hiện các hành động liêm chính và ,minh bạch trong kinh doanh và đầu tư. Ảnh: PV

Ngày 24/2/2014, Ban Quản lý Khu CNC TP. Hồ Chí Minh (SHTP) và Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) tại Việt Nam đã ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác triển khai đề án "Hành động tập thể tăng cường liêm chính trong kinh doanh tại SHTP".

Vào ngày 27 và 29 tháng 5 năm 2014, Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) phối hợp với Khu công nghệ cao Sài Gòn (SHTP) tổ chức tập huấn nội bộ cho nhân viên SHTP và một cuộc hội thảo với các công ty hoạt động trong Khu công nghệ để giới thiệu dự án “Hành động tập thể, tăng cường liêm chính trong kinh doanh tại Khu công nghệ cao Sài Gòn”. 

Nhân viên SHTP và các công ty tại khu công nghiệp đã thảo luận về các chương trình nội bộ để quản lý rủi ro tham nhũng trong hoạt động kinh doanh. Họ được học hỏi những sáng kiến về liêm chính trong kinh doanh tại Việt Nam và cách thức SHTP sẽ thực hiện hành động tập thể trong thực tế. Người tham dự cũng chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm về cách triển khai dự án cũng như thúc đẩy liêm chính trong kinh doanh tại khu công nghiệp.

Sáng kiến “Hành động tập thể, tăng cường liêm chính trong kinh doanh tại Khu công nghệ cao Sài Gòn” đã được nêu cao như một ví dụ thực hành tốt về đạo đức doanh nghiệp trong chương trình Thời sự của Đài Truyền hình Tp. Hồ Chí Minh.

 

Tuệ Lâm

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top