Lan tỏa tinh thần chung tay tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường

Với vai trò chủ trì tổ chức chiến dịch Giờ Trái đất nhiều năm qua, năm 2023, trong khuôn khổ Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 (VNEEP3), Bộ Công Thương tiếp tục phát động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất nhằm lan tỏa tinh thần chung tay tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường tới toàn thể cộng đồng.

Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023: Chung tay tiết kiệm điện, hướng tới tương lai xanh.

Giờ Trái đất là sự kiện quốc tế diễn ra hàng năm do Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) khởi xướng từ năm 2007. Chiến dịch kêu gọi các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong vòng 60 phút (từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút theo giờ địa phương vào ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng 3 hằng năm).

Năm 2009, Việt Nam lần đầu tiên hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất với sự tham gia của 6 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hội An, Huế và Nha Trang. Đến nay, sau 14 năm tổ chức, chiến dịch đã tạo chuyển biến tích cực trong cộng đồng về nhận thức ý nghĩa, lợi ích của việc tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

“Bằng thông điệp này, chúng tôi mong muốn tất cả người dân, cộng đồng và doanh nghiệp trên toàn quốc hãy chung tay bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện, hướng tới một tương lai xanh, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu” , ông Trịnh Quốc Vũ nhấn mạnh.

Trước đó, từ cuối tháng 2, Bộ Công Thương đã triển khai đồng loạt các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023. Cụ thể, Bộ Công Thương đã xây dựng một bộ nhận diện truyền thông với thông điệp “Tiết kiệm điện – thành thói quen”. Thông điệp không chỉ nhằm kêu cộng đồng tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường trong một giờ đồng hồ, mà kêu gọi mọi cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp phải thực hành nó thường xuyên trong suốt 365 ngày của cả một năm, để việc tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng trở thành thói quen.

Dự kiến, Giải chạy hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất với sự tham dự của hơn 1.000 vận động viên chuyên và không chuyên sẽ được diễn ra vào sáng thứ bảy ngày 18/3 tại phố đi bộ Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự kiện nhằm lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện - Thành thói quen” đến với cộng đồng, đồng thời vận động người dân cùng tham gia hưởng ứng chiến dịch cũng như sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.

Trong khuôn khổ chiến dịch, Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về Giờ Trái đất cũng sẽ lần đầu tiên được Bộ Công Thương tổ chức. Cuộc thi sẽ được triển khai trực tuyến trên nền tảng trang thông tin điện tử Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ( https://tietkiemnangluong.com.vn/ ). Với cách chơi đơn giản, những thông tin hữu ích cùng hàng chục phần quà có giá trị, cuộc thi hứa hẹn sẽ mang lại nhiều trải nghiệm thú vị cho người chơi.

Đặc biệt, hành động Tắt đèn hưởng ứng chiến dịch sẽ diễn ra từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút, thứ Bảy ngày 25/3 trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Giờ Trái đất là sự kiện quốc tế diễn ra hàng năm do Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) khởi xướng từ năm 2007. Chiến dịch kêu gọi các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong vòng 60 phút (từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút theo giờ địa phương vào ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng 3 hằng năm).

Năm 2009, Việt Nam lần đầu tiên hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất với sự tham gia của 6 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hội An, Huế và Nha Trang. Đến nay, sau 14 năm tổ chức, chiến dịch đã tạo chuyển biến tích cực trong cộng đồng về nhận thức ý nghĩa, lợi ích của việc tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

TH

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top