Lần đầu tiên Việt Nam là thành viên trong Uỷ ban Luật pháp Quốc tế

Đại sứ Việt Nam tại Kuwait Nguyễn Hồng Thao đã trúng cử vào Ủy ban Luật pháp quốc tế của Liên Hợp Quốc. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có đại diện chạy đua vào trúng cử vào Uỷ ban này.

Đại sứ Nguyễn Hông Thao. Ảnh: BNGVN

Chiều 3/11 (giờ New York), Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã tiến hành bỏ phiếu bầu chọn các vị trí thành viên của Ủy ban Luật pháp Quốc tế. Với số phiếu ủng hộ 120/191, Đại sứ Việt Nam tại Kuwait Nguyễn Hồng Thao đã trúng cử vào Ủy ban Luật pháp Quốc tế. 

Việc ứng cử viên Việt Nam trở thành thành viên của cơ quan quan trọng này của Liên Hợp Quốc thể hiện vị thế, uy tín quốc tế và sự tham gia ngày càng sâu rộng của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương và Liên Hợp Quốc, sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam vào các công việc chung của cộng đồng quốc tế. 

"Đây là sự kiện có ý nghĩa lớn với đất nước, với ngoại giao Việt Nam vì đây là lần đầu tiên một công dân Việt Nam, một nhà ngoại giao Việt Nam, được bầu vào một cơ quan rất quan trọng của LHQ. Sự kiện này một bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế của VN và sự tham gia tích cực của VN tại các diễn đàn pháp lý của LHQ cũng như ở cấp độ khu vực như ASEAN, APEC", bà Nga cho biết.

Kết quả này cũng thể hiện sự ghi nhận, tin tưởng của bạn bè quốc tế đối với năng lực của cá nhân Đại sứ Nguyễn Hồng Thao.

Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc Nguyễn Phương Nga cho biết, việc Đại sứ Nguyễn Hồng Thao được các nước thành viên LHQ bầu chọn làm thành viên Uỷ ban Luật pháp quốc tế là một tin vui lớn. 

Việc giới thiệu Đại sứ Nguyễn Hồng Thao ứng cử Ủy ban trên thể hiện mong muốn của Việt Nam đóng góp vào sự phát triển tiến bộ và pháp điển hóa luật pháp quốc tế, thực hiện chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của ​Việt Nam.

Uỷ ban Luật pháp Quốc tế là một cơ quan chuyên môn có 34 thành viên, được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thành lập năm 1947 với nhiệm vụ thúc đẩy pháp điển hóa và phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế.

Ủy ban là một diễn đàn pháp lý quốc tế rất có uy tín, cơ quan chuyên soạn thảo những công ước quốc tế quan trọng, trong đó có các Công ước Luật biển. Bên cạnh đó, Ủy ban Luật pháp quốc tế còn tiến hành nghiên cứu về những vấn đề lớn của luật pháp quốc tế - luật về quan hệ giữa các quốc gia.

Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, từng tốt nghiệp tại trường Hải quân Baku (Azerbaijan) từ 1976 đến năm 1982; Thạc sỹ rồi Tiến sỹ trường ĐH Paris I Sorbonne (Pháp); là một chuyên gia về luật pháp quốc tế với nền tảng học thuật vững chắc và kinh nghiệm thực tế phong phú.

Ông có 40 năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành ngoại giao; từng là Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Trưởng đoàn đàm phán các hiệp định biên giới với các nước láng giềng của Việt Nam, cố vấn pháp lý cho dự thảo Luật biển Việt Nam năm 2012... 

Từ năm 2011 - 2014, ông là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Malaysia.

Từ 2014 - nay, ông Thao giữ chức vụ Đại sứ Việt Nam tại Kuwait.
 

TH

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top