Làm truyền hình ngày Tết

00:02 04/02/2017 - Văn hóa xã hội
Nghề nào cũng đều có những niềm vui và sự háo hức riêng. Với nghề báo thì vui nhất là làm việc và sáng tạo tác phẩm vào các dịp kỷ niệm, ngày lễ lớn, sự kiện lớn của đất nước và tỉnh nhà. Nhưng vui nhất, suy tư trăn trở nhất vẫn là dịp Tết.

Làm báo Tết dẫu vất vả nhưng mang lại nhiều niềm vui, kỷ niệm đối với mỗi người làm báo. Ảnh minh họa
 

Đến hẹn lại lên

Với báo in thì ba mươi chưa chắc đã là Tết, còn nghề phát thanh và truyền hình Tết mới là Tết.

Báo và tạp chí in “cao điểm” lại là quý IV. Ấy là khi tất cả các Ban Biên tập đều xây dựng và triển khai kế hoạch xuất bản báo Tết của mình. Kế đó là việc làm thủ tục cấp phép cho số báo đặc biệt, triển khai làm quảng cáo và đặt, chuẩn bị các trang nội dung.

“Mâm cỗ” của báo, tạp chí in ngày Tết luôn là mấy “mảng”: Chính luận (không thể khác được) là bài viết hoặc trả lời phỏng vấn của lãnh đạo ngành, lĩnh vực, cao hơn là lãnh đạo đất nước, sau là các nội dung thuộc nhiều lĩnh vực, trong đó dành một số trang cho văn hóa, văn nghệ, giải trí.

Với phát thanh, truyền hình, đặc biệt là truyền hình Tết là những ngày tất bật, vất vả. Khi lên sóng, chương trình dù dài, dù ngắn, dù hay, chưa hay, nhiều hay ít người xem thực chất là công đoạn cuối cùng. Còn trước đó...? Bắt đầu từ quý IV, lãnh đạo các Đài, các phòng ban đều chuẩn bị lo xây dựng chương trình Tết. Lĩnh vực thời sự, ngoài các công việc hằng ngày, chăm lo xây dựng các điểm nhấn để người xem hình dung, nắm bắt những thành công và chưa thành công, những dấu ấn của một năm vừa qua...

Lĩnh vực chuyên đề có thể nói là công phu... Anh em phải chuẩn bị kịch bản của từng lĩnh vực, sao cho phải có nhiều những sản phẩm mới, có chất lượng, hấp dẫn. Các Đài Truyền hình lớn, chuyên biệt như Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh, nhân lực dồi dào, tiềm lực kinh tế mạnh thì đỡ khó khăn, vất vả hơn. Các Đài Phát thanh - Truyền hình địa phương quả thật, mỗi dịp Tết đến Xuân về là một thử thách.

Như Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên, riêng lĩnh vực truyền hình có 2 kênh sóng, đều phát qua vệ tinh. Để bảo đảm chương trình Tết, các phòng đều phải chuẩn bị: Phòng Dân tộc lo các phóng sự tiếng Dao, tiếng Mông, tiếng Tày, làm sao đủ và mới trong những ngày Tết. Phòng Thông tin đối ngoại chuẩn bị các phóng sự, các bình luận về đất nước con người Việt Nam phát qua các bản tin tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn... Phòng Văn nghệ giải trí luôn là đơn vị phải lo số lượng chương trình lớn nhất.

Từ các chương trình văn nghệ đến sân khấu, tọa đàm, giao lưu đến các phóng sự về phong tục tập quán, vui chơi ngày Tết... Bình quân mỗi dịp Tết có hơn 100 chương trình được sản xuất mới, mà không phải giáp Tết mới làm mà từ cuối năm trước, không khí lao động cho Tết đã hết sức tưng bừng.

Chương trình công phu sinh động

Mấy năm gần đây, do phương tiện kỹ thuật, do phủ sóng qua vệ tinh, qua cáp truyền hình của các Đài đã hoàn thiện, truyền hình không bó gọn trong địa phương cho nên nhu cầu quảng bá rất cao. Nhiều Đài đã tổ chức cầu truyền hình trực tiếp ở nhiều điểm cầu đêm 30 Tết để qua đó giới thiệu về thành tựu kinh tế xã hội của tỉnh mình, các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân. Việc tổ chức cầu truyền hình đêm 30 Tết vất vả nhưng mà vui.

Mỗi điểm cầu cách trung tâm vài chục cây số nên việc tính giờ cho từng điểm cầu phải hết sức hợp lý, làm sao cho không nhàm chán, không phải đợi chờ quá lâu, chương trình của từng điểm cầu sao cho nhẹ nhàng, sinh động. Công phu nhất là trường đoạn trực tiếp tại Trung tâm. Vì gắn liền với hoạt động của lãnh đạo tỉnh cho nên chất lượng phải đặt lên hàng đầu... Là Đài địa phương nên không được làm mất quyền lợi của khán giả đối với cả nước cho nên các trích đoạn nối sóng VTV luôn phải có.

Mấy chục con người cho một chương trình truyền hình trực tiếp tối 30 Tết. Đó là hạnh phúc, niềm vui của dân truyền hình, mặc dù, nhiều năm các đạo diễn, quay phim, dẫn chương trình trở về nhà vui đón tết với gia đình cũng là người xông nhà đầu tiên./.

Phan Hữu Minh

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top