Làm thế nào để có tác phẩm tốt dự Giải báo chí Quốc gia

Ngày 13/7, tại Hà Nội, Nhà Văn hoá, Ban Nghiệp vụ và Tạp chí Người Làm Báo phối hợp tổ chức Toạ đàm “Làm thế nào để có tác phẩm tốt dự Giải báo chí Quốc gia”.

Tham dự Toạ đàm có các đng chí: Mai Đức Lộc, Nguyễn Bé, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; hơn 100 đại biểu là lãnh đo các cơ quan báo chí; các cấp Hội Nhà báo; các nhà báo và đông đảo phóng viên đến dự và đưa tin.

Các nhà báo chủ trì Toạ đàm. Ảnh: Cường Phạm

TS Mai Đức Lộc, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; TS Trần Bá Dung, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nghiệp vụ; nhà báo Nguyễn Thế Dũng, Giám đốc Nhà Văn hoá và PGS,TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng Biên tập Tạp chí Ngưi Làm Báo đồng chủ trì Toạ đàm.

Quang cảnh buổi Toạ đàm. Ảnh: Cường Phạm

Được tổ chức từ 1991 – 2005, trong những năm qua, Giải báo chí Quốc gia đã được báo giới và công chúng hưởng ứng đông đo và đón nhận tích cực. Giải là nơi hội tụ thành quả lao động sáng tạo hằng năm của các nhà báo chuyên nghiệp và không chuyên trên cảớc. Chất lượng Giải ngày càng được nâng cao. Những tác phẩm được trao giải thực sự có chất ợng về chính trị tư tưởng và có hình thức, kỹ thuật thể hiện sáng tạo.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Hội đng Sơ khảo, Hội đồng Chung khảo hằng năm và Hi đồng Giải, bên cạnh những kết quả, thành tựu nổi bật đưc Đng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, Giải báo chí Quốc gia vẫn còn những mặt hạn chế cần được khắc phục, cần được cải tiến để chất lưng ngày càng cao hơn.

TS Mai Đức Lộc, Phó Chủ tich Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu khai mạc Toạ đàm Ảnh: Cường Phạm

Chính vì vậy, Hội đồng Giải báo chí Quốc gia quyết định tổ chức Hội nghị toàn quốc, tổng kết 10 năm tổ chức thực hiện Giải báo chí Quốc gia, nhằm đánh giá những kết quả đt được, những bất cập và những bài học kinh nghiệm, thảo luận, đề xuất phương hướng, các khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Giải báo chí Quốc gia trong thời gian tới, theo Quyết định số 1694/QĐ-TTg ngày 22/9/2014 của Thủớng Chính phủ phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng Giải báo chí Quốc gia.

Theo nhiều đại biểu, để có tác phẩm tốt dự Giải báo chí Quốc gia có nhiều khâu nhiều yếu tố cấu thành. Đó là năng lực của các tác giả, nhóm tác giả, công tác tổ chức chỉ đạo của Ban biên tập, Ban Giám đc Đài, là s động viên, khích lệ; công tác  Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí của các cấp Hội Nhà báo và sự ủng hộ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền…

TS Trần Bá Dung, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nghiệp vụ phát biểu đề dẫn. Ảnh: Cường Phạm

Nhưng yếu tố then chốt vẫn là chính tác giả lựa chọn vấn đề và sự quan tâm của tổng biên tập, giám đốc các đài phát thanh và truyền hình. Trong đó các khâu tổ chức thực hiện, kỹ năng phát hin đề tài, sáng tạo tác phẩm, biên tập tác phẩm, theo dõi phản hồi của công chúng… có ý nghĩa sống còn.

Tại buổi Toạ đàm, các đại biểu đã tập trung phát biểu, thảo luận sâu nhằm đánh giá những kết quả đt được, những bất cập và những bài học kinh nghiệm từ các cấp Hội, các cơ quan báo chí và chính các tác gi, đánh giá những kết quả đt được, phân tích nguyên nhân thành tựu và hạn chế, đề xuất phương hướng, các khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của Giải trong thời gian tới.

"Phát biểu tổng kết tọa đàm, TS Mai Đức Lộc, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đánh giá cao sáng kiến của Nhà Văn hóa, Ban Nghiệp vụ và Tạp chí Người Làm Báo - cơ quan lý luận của Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đồng thời khẳng định, các cơ quan báo chí đều thống nhất để có được tác phẩm báo chí chất lượng tốt, người làm báo cần  chú trọng lựa chọn đề tài, phóng viên phải theo đến cùng sự kiện, hình thức thể hiện phù hợp và các cơ quan báo chí phải đặc biệt quan tâm đến vấn xác định rõ các thể loại báo chí dự thi.

Trong thời gian tới, các cơ quan báo chí cần có chiến lược liên kết thông tin để đạt hiệu ứng xã hội cao. Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Mai Đức Lộc cũng lưu ý các Tổng Biên tập, Giám đốc đài cần quan tâm chú trọng hơn khâu kiểm tra, thẩm định thông tin. Bên cạnh đó, lãnh đạo các cơ quan báo chí cần xem việc tham dự giải là trách nhiệm hàng đầu của cơ quan mình. Nếu đoạt giải thì đó phải là niềm tự hào chung của cả cơ quan đó.- (Trích phát biểu của TS, Nhà báo Mai Đức Lộc, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam)

Theo tinh thần Chỉ thị 37 của Ban Bí thư Trung ương Đảng: “Tiến hành xây dựng, triển khai thực hiện Đề án Giải báo chí Quốc gia, thu hút đông đảo những người làm báo trong cả ớc tham gia, nhằm phát hiện, cổ vũ những tài năng báo chí, động viên ý thức sáng tạo của những người làm báo Việt Nam”, 10 năm qua Gii đã thực sự là sự cổ vũ to lớn đối với người làm báo, góp phần phát hiện và tôn vinh những tài năng, tâm huyết của những chiến sĩ trên mặt trận tư tưng – văn hoá.

 

Nhà báo Mai Sông Bé, Giám đốc Đài PT-TH Đồng Nai phát biểu tham luận tại buổi tọa đàm. Ảnh: Cường Phạm


Nhà báo Nguyễn Bé, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu. Ảnh: Cường Phạm

Một số hình ảnh sau buổi tọa đàm:

Ngọc Thành - Thuỳ Dung

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top