Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Xem thú quý giữa Vườn Quốc gia nguyên sinh

Mời bạn đọc cùng khám phá đảo ngọc Phú Quốc qua ống kính của phóng viên TC Người Làm Báo bằng các bài phóng sự kèm hình ảnh tuyệt đẹp. Với góc nhìn đa chiều, chúng tôi sẽ chuyển tải những ưu điểm cũng như sự tồn tại cần khắc phục tại đảo ngọc Phú Quốc, đặc biệt, loạt bài khám phá này xem như là một cẩm nang giúp bạn đọc hiểu hơn về hòn đảo xinh đẹp của Việt Nam, trước khi đặt chân đến tham quan.
Khám phá đảo ngọc Phú Quốc:

Vườn Quốc gia Phú Quốc 

Nằm ở phía Bắc đảo lớn Phú Quốc, Vườn Quốc gia có diện tích 31.422 ha (chiếm 70% diệt tích đảo) với gần 1.500 loài thực vật cùng động vật sinh sống. Đặc biệt, đây là môi trường sống của loài vượn Pillê quý hiếm.

Những khách du lịch có sở thích khám phá mạo hiểm thì con đường bộ bằng phà Thạnh Thới từ Hà Tiên đến Phú Quốc có lẽ là sự lựa chọn hợp lý nhất. Đây là tuyến đường duy nhất, vận chuyển hàng hóa, phương tiện từ đất liền ra đảo, vì thế du khách có thể đem theo phương tiện. 

Từ bến phà Thạnh Thới đến lối vào công viên Safari hay khu nghĩ dưỡng Vinpearl thuộc xã Gành Dầu khoảng 40 km bằng cung đường Bãi Thơm. Toàn tuyến, hiện còn khoảng 4 km gần bến phà đường đi tương đối xấu, còn lại là sự êm ái bằng phẳng đủ để thả hồn lượn lờ xuyên qua vạt rừng nguyên sinh cùng thảm thực vật xanh mướt. 

Một cung đường Bãi Thơm xuyên qua rừng quốc gia Phú Quốc

Lựa chọn khám phá, du khách có thể đi bộ bằng những con đường mòn để xuyên sâu vào rừng hoặc có thể dùng xe địa hình qua Vườn Quốc gia từ Bãi Thơm đến Làng chài cổ Hàm Ninh, với chiều dài khoảng 90 km.

Tại Vườn Quốc gia, du khách có thể sẽ chiêm ngưỡng, chụp hình được 1.164 loài thực vật; 265 động vật hoang dã gồm chi thú và bò sát; ... cùng những bãi biển với những thảm cát trắng cùng ghềnh đá trải dài.

Vườn thú bán hoang dã Safari

Với môi trường Phú Quốc, nhiều loài thực vật động vật rất dễ thích nghi để sinh sống. Tập đoàn Vingroup chọn nơi đây để đầu tư một vườn thú bán hoang dã đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam theo mô hình Safari thế giới.

Nằm lọt giữa Vườn Quốc gia, Safari có tổng diện tích gần 500 ha, được xây dựng theo mô hình bán hoang dã với các loài động vật quý hiếm bậc nhất trên thế giới. Trong giai đoạn đầu, Safari Phú Quốc xây dựng khu vườn thú mở và khu bán hoang dã trên diện tích 380 ha đất rừng nguyên sinh.

Hiện nay, vườn thú Safari có khoảng 3.000 cá thể động vật thuộc 150 loài đặc hữu đến từ Nam Phi, châu Âu, Úc, Mỹ như hổ Bengal, linh dương Ả Rập, linh dương sừng xoắn, vượn cáo trắng đen… cùng những loài động vật quý hiếm như hồng hạc, tê giác, hươu cao cổ. Đặc biệt, nhiều loài đã sinh sản và nhân đàn nhờ được đội ngũ bác sĩ thú y tại đây chăm phối.

Vườn thú Safari Phú Quốc nằm trong quần thể khu du lịch - nghỉ dưỡng Vinpearl Phú Quốc tại xã Gành Dầu, điểm cực Bắc của Phú Quốc.

Một số hình ảnh mục sở thị Safari:

Ngay tại lối vào cổng, du khách được các nghệ sĩ đến từ Nam Phi trình diễn chào mừng và cùng chụp ảnh lưu niệm chung

Đàn hồng hạc ngay lối vào cổng

Vừa vào cổng, nhân viên Safari hướng dẫn du khách sơ đồ đi tham qua vườn thú. Tại đây khách du lịch có thể đi bộ để ngắm thú và chụp hình hoặc mua vé (20 000đ/1 người) để đi bằng xe điện tại khu mở

Thú tại khu mở được nhốt trong khu vực riêng, du khách tham quan ngắm từ phía ngoài vào

lối tham quan thoáng sạch...

và nhiều biển cảnh báo

một mô hình nhà của người thổ dân

xen kẽ giữa vườn thú Safari cũng bố trí nhà hàng để du khách nghĩ chân

Khu bán hoang dã

Khách du lịch gọi đùa với nhau, khu vực mở tức là: Thú bị nhốt người được tự do, còn khu vực bán hoang dã: Thú được tự do người bị nhốt. Ở đây Safari bố trí xe chuyên dụng để đưa khu khách vào thăm trực tiếp loài thú hoang quan tấm kính xe. Tại khu vực này, mỗi loài thú được cách ly bằng hàng rào sắt và điện.

Cổng vào

Một đàn hươu

 

Sư tử là loài sống bầy đàn

Tại đây động vật quý hiếm đều được đánh số.

Du khách ngắm động vật hoang dã từ xe chuyên dụng của Vườn thú Safari

(Còn tiếp)

Bài và ảnh: Thái Sơn

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top