Kinh tế báo chí và những giới hạn

17:17 28/11/2016 - Kinh tế
Hoạt động kinh tế trong báo chí là vấn đề không mới, thậm chí là điều kiện tiên quyết của nhiều cơ quan báo chí giúp cho quá trình tồn tại và phát triển.

Những đóng góp quan trọng

Ngay từ khi hình thành những tờ báo quốc ngữ đầu tiên, người ta đã tổ chức mỗi tòa báo có 2 phần: Phần quản trị (trị sự) và phần nội dung. Phần quản trị do một ông chủ báo đứng đầu, chăm lo cơm, áo, gạo, tiền, in ấn, phát hành, lỗ, lãi... Phần nội dung tờ báo được giao cho một ông chủ bút (Tổng biên tập). Công việc này rất chuyên biệt trong tòa báo.

Báo hay, báo dở do ông chủ bút một tay chèo lái. Nhọc nhằn của ông này là làm sao cho tờ báo đi đúng tôn chỉ mục đích của giấy phép đã xin cho báo mình. Vì vậy, thời xưa, báo bị đóng cửa đa phần do cái mảng thứ hai này.

Báo chí cách mạng của chúng ta ngày càng lớn mạnh, phát triển một phần quan trọng cũng do làm tốt kinh tế báo chí. Nhiều tờ báo in, báo hình, báo điện tử không những đã nuôi được đội quân hùng hậu, mở mang và phát triển đơn vị còn góp được tiền vào ngân sách nước nhà.

Trong hoạt động kinh tế báo chí hiện nay chủ yếu có mấy việc: Đăng, phát quảng cáo và làm dịch vụ báo chí. Ở hoạt động thứ hai này có sự đóng góp to lớn của các Công ty tổ chức sự kiện, các Công ty, các tập đoàn kỹ thuật, các đơn vị sản xuất chương trình là vệ tinh của cơ quan báo chí. Bên cạnh đó còn có các hợp đồng nguyên tắc phục vụ cho tuyên truyền được ký giữa các cơ quan báo chí và các cơ quan, đơn vị, địa phương...

Cần tách bạch giữa làm nội dung và làm kinh tế

Trước hết, phải khẳng định rằng làm kinh tế trong báo chí là hợp pháp, là nhu cầu cần thiết của nền kinh tế và các lĩnh vực xã hội khác. Luật báo chí 1999 và nay là Luật Báo chí 2016 đều cho phép làm kinh tế báo chí. Thậm chí Điều 21 Luật Báo chí 2016 còn “mở hơn” về hoạt động kinh tế trong báo chí đó là: “Cơ quan báo chí hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp có thu.

Thu từ cơ quan chủ quản cấp, thu từ bán báo, bán các bản quyền xem các sản phẩm báo chí, quảng cáo, trao đổi, mua các bản quyền nội dung; thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơ quan báo chí và các đơn vị trực thuộc cơ quan báo chí; Nguồn thu từ tài trợ hợp pháp của tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài...”.

Mà khía cạnh đạo đức đang được đặt ra bức bách và đòi hỏi báo chí phải thực hiện. Trong đó, nhũng nhiễu cơ sở để trục lợi cho nhóm hoặc cá nhân có thể nói là đang hàng ngày, hàng giờ làm giảm niềm tin của xã hội vào báo chí.

Do vậy, giải pháp tốt nhất và dễ thực hiện là từng cơ quan báo chí rà soát lại phương pháp công tác, nên tách bạch và minh bạch giữa làm nội dung và làm kinh tế báo chí. Ngăn chặn kịp thời các hành vi lợi dụng vị thế và vị trí cơ quan báo chí để hạ bệ uy tín của ngành này, ngành kia vì mục đích trục lợi. Trong thông tin cũng cần điềm tĩnh, phản ánh một cách chân thật, đúng mức, công bằng và cân bằng vụ việc không vì đồng tiền, bát gạo mà sa vào hành vi phi đạo đức, vô cảm và sai phạm./.

Phan Hữu Minh

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top