Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Kinh tế báo chí trước sự bùng nổ của mạng xã hội hiện nay

Đây là nội dung trao đổi nghiệp vụ giữa Chi hội Nhà báo Cơ quan thường trú khu vực ĐBSCL; Chi hội Nhà báo Cơ quan thường trú TP.HCM, Đài Tiếng nói Việt Nam với Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Vĩnh Long.

Buổi trao đổi nghiệp vụ báo chí chiều 14/6.

Nhân kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2022), chiều 14/6, Chi hội Nhà báo Cơ quan thường trú khu vực ĐBSCL và Chi hội Nhà báo Cơ quan thường trú TP.HCM, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Vĩnh Long tổ chức buổi trao đổi nghiệp vụ với chủ đề “Hiệu quả hoạt động kinh tế báo chí và những vấn đề đặt ra hiện nay”.

Tại buổi trao đổi nghiệp vụ, các phóng viên, biên tập viên của Cơ quan thường trú khu vực ĐBSCL; Cơ quan thường trú TP.HCM - Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long đã chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ năng trong quá trình tác nghiệp; báo chí trong xu thế cuộc cách mạng công nghệ 4.0; sự phát triển công nghệ truyền thông, sự cạnh tranh thông tin từ mạng xã hội, trang thông tin điện tử vừa tạo ra cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức lớn đối với các phóng viên, biên tập viên. Chính sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông xã hội đã ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của các cơ quan báo chí, nhất là đội ngũ phóng viên, biên tập viên trực tiếp tác nghiệp.

Với xu thế hiện nay, các phóng viên, biên tập viên không chỉ thành thạo kỹ năng viết tin, bài, chụp ảnh mà còn phải biết quay video clip để sản phẩm đó sử dụng được cả báo in, báo điện tử, báo hình và phát thanh. Trước cuộc cách mạng khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, sâu sắc, đòi hỏi phát thanh, truyền hình phải thích nghi, đổi mới theo xu hướng mới để không bị tụt hậu trong xu thế phát triển của truyền thông hiện đại.

Ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long phát biểu  tại buổi trao đổi nghiệp vụ.

Ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long cho biết, hiện nay các đài phát thanh, truyền hình và những cơ quan thông tấn báo chí đang phải cạnh tranh gay gắt không chỉ về mặt nội dung mà còn về kinh tế báo. Đồng thời, sự cạnh tranh giữa các trang thông tin điện tử, mạng xã hội và một số nền tảng internet. Ngoài ra, giới trẻ hiện nay đang có xu hướng xa rời các kênh truyền hình truyền thống sang truyền thông số ngày càng gia tăng kéo theo sự sụt giảm doanh thu quảng cáo.

Trước những thách thức đặt ra, ông Huỳnh Tấn Phát cho rằng, cần xác định nội dung chương trình là nền tảng và quan trọng nhất để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền và phát triển dịch vụ báo chí, do đó phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khán, thính giả. Muốn thực hiện được vấn đề này, cần tập trung đầu tư nâng cao năng lực sản xuất nội dung, công tác đào tạo nguồn nhân lực sản xuất chương trình chuyên nghiệp và có kiến thức, kỹ năng ở cả 3 lĩnh vực gồm: báo chí, công nghệ và kinh tế.

Theo Phó Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long, trước sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cơ quan báo chí cần nắm bắt kịp thời xu thế phát triển của khoa học, kỹ thuật để ứng dụng vào công tác quản lý, sản xuất, truyền dẫn và phát sóng chương trình theo hướng hiện đại, đồng bộ, đúng quy hoạch. Bên cạnh đó, phải thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, truyền thông đến cách thức nghe, nhìn của khán, thính giả và kịp thời cập nhật công nghệ mới, đổi mới phương thức tổ chức sản xuất thông tin.

Trước khi diễn ra buổi trao đổi nghiệp vụ, nhân Kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng (11/6/1912-11/6/2022), Chi hội Nhà báo Cơ quan thường trú khu vực ĐBSCL và Chi hội Nhà báo Cơ quan thường trú TP.HCM - Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long đã đến viếng Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, người chiến sĩ cộng sản trung kiên, bất khuất; người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh./.

Theo VOV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.