Kinh nghiệm xử lý vấn nạn tin giả trong hoạt động báo chí và truyền thông

Ngày 3/11, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo “Kinh nghiệm xử lý vấn nạn tin giả trong hoạt động báo chí và truyền thông Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam”.

Quang cảnh buổi hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu, các nhà khoa học cũng đã thảo luận, chia sẻ về việc thực hiện các vấn nạn tin giả, có những loại tin giả nào; nguyên nhân xuất hiện tin giả; tin tức có ảnh hưởng như thế nào trong hoạt động báo chí; những tác động tiêu cực của tin giả đối với đời sống, xã hội; kinh nghiệm xử lý tin giả. Ngoài ra, các chuyên gia cũng đề xuất, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để xử lý các nạn nhân giả mạo, tin thất thiệt, sai sự thật trong thời gian tới.

Ông Lê Công Lương, Phó Tổng thư ký kiêm Chánh văn phòng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chia sẻ, ở Việt Nam, vấn nạn tin giả, tin xuyên tạc làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội; hậu quả của tin tức giả mạo ngày càng trở nên phổ biến trong những năm qua. Hầu hết tin tức thuộc loại này đều làm kiệt quệ, tê liệt hoạt động của doanh nghiệp, gây thiệt hại về kinh tế, uy tín cá nhân.

Theo Phó Tổng thư ký kiêm Chánh văn phòng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam: Để chống tin giả cần phải nâng cao đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm của đội ngũ nhà báo. Cần phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan báo chí vì đây là yêu cầu quan trọng trong việc sàng lọc thông tin, thẩm định và phản bác lại tin giả trên truyền thông xã hội.

Ngoài ra, các nhà chuyên môn, các nhà quản lý cũng cần phải nâng cao vai trò định hướng thông tin, nhận diện tin giả và có những biện pháp ứng phó, “thanh tẩy” tin giả.

Bàn về kỹ năng của người làm báo khi sử dụng thông tin trên mạng xã hội, theo Nhà báo Lê Hồng, Ban Truyền thông và Phổ biến kiến thức, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, nhà báo hoàn toàn có thể sử dụng mạng xã hội như một công cụ để tiếp cận, tìm kiếm, kiểm tra thông tin, lan truyền bài viết, tăng cường chất lượng độc giả, nếu đó là những thông tin chính xác...  Nhưng nhà báo cần thanh lọc, kiểm duyệt thông tin để đưa ra nguồn tin chính xác, có tính định hướng thay vì chỉ là những tin đồn kiểm duyệt trên mạng xã hội. 

Về giải pháp lâu dài, nhà báo Đặng Mạnh Hùng, Phó Tổng Biên tập Báo Tri thức và Cuộc sống cho rằng: hiện nay chế tài xử phạt tin giả, tin sai sự thật chưa đủ sức răn đe. Cơ quan chức năng cần nghiên cứu và có hình thức xử lý mạnh tay hơn nữa đối với tin giả, không đúng sự thật. Báo chí cũng cần phải nâng cao nghiệp vụ trong việc kiểm chứng từ nhiều nguồn khác nhau, không chạy theo và dựa dẫm vào thông tin mạng xã hội; Ràng buộc trách nhiệm, đạo đức của người làm báo gắn với trách nhiệm thu thập thông tin; Độc giả cần phải tỉnh táo chọn lọc thông tin, tiếp nhận thông tin từ các cơ quan báo chí chính thống thay vì mạng xã hội không được kiểm chứng...

TH

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top